Vụ việc chó cắn chết bé trai 7 tuổi và liên tiếp những vụ chó cắn người gần đây ở Việt Nam khiến nhiều người không khỏi hoang mang.
Những con chó bị nhốt lâu trong chuồng thường cuồng chân, nên khi bị sổng ra dễ chạy nhảy khắp nơi và cắn lung tung, nguy hiểm nhất là những con đã quen được cho ăn thịt sống. Khi bị chó dại cắn, việc cần xử lý đầu tiên cần thiết là đi tiêm phòng ngừa bệnh dại bởi khi đã mắc bệnh dại thật sự thì vô phương cứu chữa.
Vết chó cắn có tổn thương da và có nguy cơ nhiễm trùng nên cần dùng kháng sinh, cần tuân thủ tiêm phòng theo đúng phác đồ và đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong 6 tháng từ khi tiêm vắc xin, nạn nhân cần nghỉ ngơi hợp ý, không làm việc quá sức và sử dụng chất kích thích và các loại thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
Phụ nữ có thai và trẻ em có thể sử dụng được vắc xin bình thường nhưng cần là theo chỉ định của bác sỹ và được theo dõi sát sao. Tiêm phòng vắc xin bệnh dại là biện pháp duy nhất cứu người bị chó dại cắn.
Mời quý vị xem video: Công an vào cuộc vụ đàn chó cắn bé trai. Nguồn video: VTC9
Nhiều người có tâm lý lo lắng vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe, không muốn đưa người bị chó cắn đi tiêm, hoặc dù khá lo lắng khi bị chó cắn nhưng thấy con chó vẫn còn khỏe nên chưa đi tiêm phòng, nhưng đó là suy nghĩ sai lầm và nguy hiểm, có thể phải trả giá bằng tính mạng.
Tuy khi bị chó dại cắn, không phải 100% người bị cắn phát bệnh dại mà có người bị, có người không. Nhưng không thể dự đoán được người nào có thể bị phát dại hay không và trên thực tế, qua thống kê từ các trường hợp tử vong do bệnh dại gần đây, gần như 100% số ca phát dại chưa được tiêm vaccine phòng dại.
Còn về việc tiêm vaccine phòng dại có ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là hệ thần kinh hay không, theo các công trình nghiên cứu khoa học, hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, vaccine phòng dại thế hệ mới được chiết xuất từ tế bào thận khỉ, hay tế bào lưỡng bội người hoặc tế bào vero tinh khiết, đồng thời, virus dại đã được bất hoạt với quy trình sản xuất chặt chẽ, chất lượng vaccine tốt hơn nên không có những tác dụng phụ lên hệ thần kinh như vaccine cũ (vaccine thế hệ cũ được sản xuất từ não chuột nên độ tinh khiết không cao và tồn dư các tế bào từ não chuột làm tỷ lệ phản ứng bất thường cao, nhưng hiện đã được thôi dùng).
Do đó mọi người hoàn toàn yên tâm và không phải lo lắng về tác dụng phụ của vaccine như mọi người đã quan niệm trước đây.
Việc tiêm vắc xin phòng dại chính là cuộc chạy đua giữa vắc xin và vi rút, bệnh dại khi đã lên cơn thì không thể chữa được, do đó, để tránh tai biến do chó cắn tốt nhất khi bị chó cắn người dân nên đi tiêm phòng ngay không phải chờ theo dõi con chó và không phải lo ngại ảnh hưởng vắc xin.
Thời gian vàng để điều trị dự phòng bệnh dại là 24-48 giờ sau khi bị cắn. Thời gian càng kéo dài thì hiệu quả điều trị càng kém và nạn nhân càng có nguy cơ cao bị tổn thương tế bào thần kinh.