Theo ghi nhận của các nhà khoa học, vài giây trước khi trận động đất khủng khiếp xảy ra ở L’Aquila (Italia) vào năm 2009, những người đi đường đã nhìn thấy những quầng sáng trên đại lộ Francesco Crispi ở trung tâm thành phố L’Aquila.
Vào năm 1988, một quả cầu ánh sáng màu hồng-tím đã di chuyển trên bầu trời dọc sông St. Lawrence gần thành phố Quebec của Canada và 11 ngày sau hiện tượng này, một trận động đất cực mạnh đã xảy ra tại đây.
Năm 1906, một cặp đôi đã nhìn thấy những luồng ánh sáng chạy dọc mặt đất ở phía tây bắc thành phố San Francisco (Mỹ) hai đêm trước khi xảy ra trận động đất phá hủy phần lớn thành phố này.
Gần đây nhất là trận động đất xảy ra ở New Zealand xảy ra vào tháng 11/2016. Người dân New Zealand tỏ ra bất ngờ khi bắt gặp những chớp sáng nhiều màu trên bầu trời đúng thời điểm xảy ra trận động đất mạnh 7,8 độ richter, theo Mother Nature Network. Đoạn video ghi lại hình ảnh chớp sáng ở Christ Church hôm 13/11 được một cư dân tên Zachary Bell chia sẻ trên YouTube, thu hút gần 800.000 lượt xem từ khi đăng tải.
|
Ánh sáng xuất hiện trong trận động đất ở New Zealand. Ảnh: VnExpress |
Theo các chuyên gia, sự việc xảy ra ở New Zealand là "ánh sáng động đất", một hiện tượng tự nhiên chưa thể lý giải được ghi nhận trong nhiều thế kỷ. Ánh sáng này xuất hiện trước và trong suốt thời gian mặt đất rung chuyển.
Freund là đồng tác giả một nghiên cứu đăng trên tạp chí GeoScienceWorld ghi chép hơn 65 ví dụ về ánh sáng động đất từ năm 1600, bao gồm quan sát cầu vồng mờ trước siêu động đất năm 1906 ở San Francisco, Mỹ, ánh sáng nhấp nháy trên một đường phố trước động đất năm 2009 ở L'Aquila, Italy, và chớp sáng giữ trời đêm trong động đất ở Pisco, Peru năm 2007.
Freund và đồng nghiệp đặt giả thuyết ánh sáng động đất hình thành khi một loại đá sinh ra điện tích dưới áp lực lớn. "Dòng điện có thể kết hợp và tạo thành một loại trạng thái plasma, có thể di chuyển ở tốc độ rất cao, bùng phát ở mặt đất và phóng điện vào không trung. Tuy nhiên, ánh sáng động đất không phải là dấu hiệu báo trước đáng tin cậy, bởi hiện tượng tự nhiên này chỉ xảy ra trong chưa đến 0,5% số vụ động đất trên thế giới.
“Ánh sáng động đất” thường xuất hiện trên hoặc gần đường nứt của vỏ Trái đất trước thời điểm xảy ra động đất. Kết luận này được đưa ra sau khi các nhà khoa học phân tích 65 trong số những hiện trường ánh sáng động đất được ghi nhận ở Mỹ và châu Âu từ những năm 1600. Cụ thể, 85% ánh sáng động đất xuất hiện ngay trên hoặc gần các đường nứt gãy.
Nhà địa chất học Robert Thiriault thuộc Bộ Tài nguyên thiên nhiên Canada cho biết: “Ánh sáng động đất - một hiện tượng trước động đất cùng với những dấu hiệu khác như các hoạt động địa chấn một ngày nào đó có thể giúp dự báo một trận động đất mạnh”.
Ánh sáng động đất được miêu tả với nhiều hình thù và kích thước khác nhau, nhưng phần lớn chúng xuất hiện giống như một khối hình cầu ánh sáng lớn. Chúng có thể đứng một chỗ hay di chuyển trên bầu trời hoặc như ngọn lửa bốc lên từ mặt đất.
Bởi vì chúng xuất hiện trước và tại thời điểm động đất xảy ra, các nhà khoa học cho rằng, ánh sáng động đất được hình thành liên quan tới quá trình sự thay đổi địa chất tại những đường nứt gãy trên vỏ Trái đất.