Cá sói Đại Tây Dương: Đây là một trong những sinh vật kỳ dị hung dữ nhất ở tầng đáy đại dương. Chúng sống ở vực thẳm sâu nhất, lạnh nhất và tối nhất. Cơ thể chúng sản sinh chất chống đông tự nhiên để duy trì tuần hoàn. Chúng có sáu răng nanh nhọn và ba hàng răng có thể cắn xé bất cứ thứ gì. Ảnh: Nature World News.Cá mập Frilled: Loài Chlamydoselachus anguineus hay còn gọi là cá mập Frilled có bộ hàm đáng sợ với nhiều hàng răng sắc nhọn. Chúng sống ở đáy biển tại độ sâu 1.500 m và có thể dài đến 1,8 m. Cá mập Frilled có cú cắn cực mạnh khiến con mồi tê liệt ngay lập tức. Do có hàm lớn, chúng có thể ăn con mồi to bằng nửa thân mình. Ảnh: Therichest.Cá mập Goblin: Cá mập Goblin hay cá mập yêu tinh có mõm dài với phần răng và lợi nhô ra khỏi miệng. Một con Goblin trưởng thành có thể dài tới 4 m. Chúng là loài khá lười biếng, không tốn năng lượng để đuổi theo mồi mà ăn tạp các loại sinh vật nhỏ ở đáy biển. Ảnh: Peru. Hagfish: Loài cá này có thân hình giống lươn và tạo ra chất nhớt để thoát khỏi kẻ thù. Khi bị tóm đuôi, Hagfish có thể tiết ra tới 19 lít nhớt dính. Chúng sống ở độ sâu 1.600 m và có thể nhịn ăn hàng tháng liền. Ảnh: Therichest.Cua Yeti: Sinh vật này giống như lạc tới Trái đất từ một hành tinh khác. Trên thực tế, chúng sống ở độ sâu 2.200 m ở Nam Thái Bình Dương. Chúng có lớp lông màu vàng trên chân và càng. Hiện tại, loài cua này vẫn còn là một ẩn số. Các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thuyết vì sao chúng có lông. Một số cho rằng cua Yeti dùng lông để tìm thức ăn và bạn đời. Số khác lại tin cua Yeti dùng chúng để nuôi các cụm vi khuẩn làm thức ăn. Ảnh: Emlii. Cá Anglefish đáy biển: Cá Anglefish đáy biển có phần hàm lớn nên có thể nuốt con mồi to gấp đôi mình. Khi con đực tìm được con cái phù hợp, chúng sẽ cắn vào bụng đối tác và để cơ thể kết nối với nhau. Con đực sẽ lấy dinh dưỡng từ cơ thể con cái. Một con cái có thể có tới sáu con đực gắn vào thân đến suốt phần đời còn lại. Cá đực sống phụ thuộc hoàn toàn vào cá cái nên dần dần mắt, vây và một số cơ quan nội tạng của chúng sẽ tiêu biến. Cuối cùng, chúng chỉ còn giống như một khối thịt thừa dưới bụng con cái. Ảnh: Monterey Bay Aquarium.Cá Barreleye: Loài cá không răng này sinh sống ở các vùng nước nhiệt đới thuộc Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Chúng có nửa trên phần đầu trong suốt để hấp thụ nhiều ánh sáng hơn ở đáy biển. Ảnh: Pinterest.Mực ma cà rồng: Loài mực này có hình dạng như trong những bộ phim kinh dị. Khi cảm thấy bị nguy hiểm, chúng sẽ lộn các xúc tu ra ngoài để đe dọa kẻ thù. Ảnh: Thedeep.Sứa khổng lồ biển sâu: Loài sứa bí ẩn này có những xúc tu dài tới 10 m và được cho là một trong những loài săn mồi lớn nhất ở đáy biển. Tới nay, con người mới chỉ thấy chúng khoảng hơn 100 lần. Ảnh: Todby.
Cá sói Đại Tây Dương: Đây là một trong những sinh vật kỳ dị hung dữ nhất ở tầng đáy đại dương. Chúng sống ở vực thẳm sâu nhất, lạnh nhất và tối nhất. Cơ thể chúng sản sinh chất chống đông tự nhiên để duy trì tuần hoàn. Chúng có sáu răng nanh nhọn và ba hàng răng có thể cắn xé bất cứ thứ gì. Ảnh: Nature World News.
Cá mập Frilled: Loài Chlamydoselachus anguineus hay còn gọi là cá mập Frilled có bộ hàm đáng sợ với nhiều hàng răng sắc nhọn. Chúng sống ở đáy biển tại độ sâu 1.500 m và có thể dài đến 1,8 m. Cá mập Frilled có cú cắn cực mạnh khiến con mồi tê liệt ngay lập tức. Do có hàm lớn, chúng có thể ăn con mồi to bằng nửa thân mình. Ảnh: Therichest.
Cá mập Goblin: Cá mập Goblin hay cá mập yêu tinh có mõm dài với phần răng và lợi nhô ra khỏi miệng. Một con Goblin trưởng thành có thể dài tới 4 m. Chúng là loài khá lười biếng, không tốn năng lượng để đuổi theo mồi mà ăn tạp các loại sinh vật nhỏ ở đáy biển. Ảnh: Peru.
Hagfish: Loài cá này có thân hình giống lươn và tạo ra chất nhớt để thoát khỏi kẻ thù. Khi bị tóm đuôi, Hagfish có thể tiết ra tới 19 lít nhớt dính. Chúng sống ở độ sâu 1.600 m và có thể nhịn ăn hàng tháng liền. Ảnh: Therichest.
Cua Yeti: Sinh vật này giống như lạc tới Trái đất từ một hành tinh khác. Trên thực tế, chúng sống ở độ sâu 2.200 m ở Nam Thái Bình Dương. Chúng có lớp lông màu vàng trên chân và càng. Hiện tại, loài cua này vẫn còn là một ẩn số. Các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thuyết vì sao chúng có lông. Một số cho rằng cua Yeti dùng lông để tìm thức ăn và bạn đời. Số khác lại tin cua Yeti dùng chúng để nuôi các cụm vi khuẩn làm thức ăn. Ảnh: Emlii.
Cá Anglefish đáy biển: Cá Anglefish đáy biển có phần hàm lớn nên có thể nuốt con mồi to gấp đôi mình. Khi con đực tìm được con cái phù hợp, chúng sẽ cắn vào bụng đối tác và để cơ thể kết nối với nhau. Con đực sẽ lấy dinh dưỡng từ cơ thể con cái. Một con cái có thể có tới sáu con đực gắn vào thân đến suốt phần đời còn lại. Cá đực sống phụ thuộc hoàn toàn vào cá cái nên dần dần mắt, vây và một số cơ quan nội tạng của chúng sẽ tiêu biến. Cuối cùng, chúng chỉ còn giống như một khối thịt thừa dưới bụng con cái. Ảnh: Monterey Bay Aquarium.
Cá Barreleye: Loài cá không răng này sinh sống ở các vùng nước nhiệt đới thuộc Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Chúng có nửa trên phần đầu trong suốt để hấp thụ nhiều ánh sáng hơn ở đáy biển. Ảnh: Pinterest.
Mực ma cà rồng: Loài mực này có hình dạng như trong những bộ phim kinh dị. Khi cảm thấy bị nguy hiểm, chúng sẽ lộn các xúc tu ra ngoài để đe dọa kẻ thù. Ảnh: Thedeep.
Sứa khổng lồ biển sâu: Loài sứa bí ẩn này có những xúc tu dài tới 10 m và được cho là một trong những loài săn mồi lớn nhất ở đáy biển. Tới nay, con người mới chỉ thấy chúng khoảng hơn 100 lần. Ảnh: Todby.