Bí ẩn nào giúp chim hót thành bản nhạc?

Google News

Một chú chim có thể tạo ra bản nhạc nhờ vào một bộ phận có tên là syrinx (thanh quản dưới) hay còn gọi là ống minh quản. Đây là bộ phận chỉ có duy nhất ở loại chim.

Minh quản được đặt tên theo một vị thần Hy Lạp có tên là Syrinx, vị thần này sau đó đã hóa thành một nhạc cụ. Minh quản không chỉ có một màng rung mà có tới hai, có khi là bốn màng rung với cấu tạo hoàn chỉnh và hoạt động hoàn toàn độc lập.

Minh quản có cách hoạt động tương tự thanh quản (của con người) nhưng có thêm một số khả năng đặc biệt khác như nó cho phép loài chim có thể phát ra hai nốt nhạc cùng lúc.

Có thể ví bộ máy phát âm của loài chim như một dàn nhạc đa tiêt tấu. Chính điều này đã giúp cho chim có được những âm thanh độc đáo và quyến rũ.

Không những thế ở mỗi loài chim khác minh quản có cấu tạo khác nhau nên khả năng ca hát của chim là rất đa dạng.

Sử dụng minh quản, loại chim có thể tạo ra những bản nhạc du dương từ tiếng hót của mình và lặp đi lặp lại như đoạn nhạc dạo của một bài hát vậy. Loài chim cũng có thể phát ra những tiếng gọi độc lập không mang tính nhạc hay cũng có những loài chim không hề hót líu lo, nhưng có những loài đã trở nên nổi tiếng nhờ vào giai điệu đặc trưng của mình.

Giống như cách chúng ta học chơi nhạc, hầu hết các loài chim học cách hót bằng cách bắt chước những con khác, ghi nhớ và luyện tập. Trong khi hầu hết các loài động vật sinh ra đã biết hết những âm thanh mà chúng cần trong cuộc sống thì loài chim lại giống con người, chúng học hót như cách chúng ta học nói vậy.

 

Bi an nao giup chim hot thanh ban nhac?

Ảnh minh họa.

Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành xây dựng mô hình toán học để giải thích tại sao loài chim có thể hót đúng âm điệu. Sober tiến hành cuộc nghiên cứu cùng với nhà vật lý học Michael Brainard thuộc trường Đại học California, San Francisco. Sober lấy loài chim sẻ Bengalese làm mẫu để nghiên cứu cơ chế điều chỉnh các lỗi sai trong thanh âm của bộ não.

Cũng tương tự như con người, loài chim học phát ra âm thanh qua lắng nghe các con chim trưởng thành. Vài ngày sau khi nở, chim sẻ Bengalese bắt đầu bắt chước tiếng kêu của chim trưởng thành. Chim sẻ non tiếp tục thực hành, lắng nghe tiếng của mình và sửa các lỗi sai cho đến khi chúng có thể hót giống những con chim lớn hơn.

Ý nghĩa đằng sau những tiếng hót

Tìm bạn tình.Nhiều loài chim chỉ cất tiếng hót vào mùa sinh sản, trong đó đa số là rơi vào mùa xuân. Đó là lý do vì sao bạn thường nghe nhiều tiếng chim hơn vào mùa xuân, tiếng hót là một trong những cách để những chú chim thu hút bạn tình.Ở nhiều loài, chỉ có những chú chim đực mới có thể hót.

Đánh dấu lãnh thổ.Tiếng hót còn thể hiện lãnh thổ của loài chim và cũng được dùng để bảo vệ lãnh thổ của chúng. Những chú chim có thể thể hiện sức mạnh của mình bằng việc hót những bản nhạc phức tạp hoặc đơn giản hơn là tăng âm lượng để át đi tiếng hót của đối thủ. Nếu một chú chim muốn chiếm lấy lãnh thổ của con khác, chúng sẽ lắng nghe tiếng hót để đánh giá đối thủ của mình.

Giao tiếp với trứng.Nhiều loài chim hót cho trứng của chúng nghe. Và các nghiên cứu chỉ ra rằng hiện tượng này không chỉ có mục đích là dạy cho những chú chim chưa nở giai điệu của giống loài. Ví dụ như ở một số loài, dường như chim bố mẹ dùng tiếng hót để cảnh báo những con của mình về biến đổi khí hậu, gồm cả việc thay đổi nhiệt độ, trước khi những quả trứng nở ra. Kết quả nghiên cứu này cho thấy những tiếng hót này có thể là sự thích nghi thiết yếu của loài chim.

Top chim cảnh hót hay nhất
Chim Hoạ mi màu lông không đẹp nhưng có viền mắt màu lam nên gọi là Hoạ mi. Để có một Hoạ mi hay phải chọn theo tiêu chuẩn: Thân, đuôi, mỏ, chân, mí mắt phải dài. Hầu hết Hoạ mi đều nhát người nên khó thuần. Muốn chim dạn phải nuôi lâu hay nuôi chim con.
Sơn ca nhỏ, chỉ đi không nhảy. Sắc lông từ vàng nhạt đến nâu đậm. Ngón chân sau khá dài, ăn sâu bọ và hạt. Mùa xuân kết đôi, đẻ từ 3 đến 5 trứng. Cuộc sống đôi trống mái rất thân mật. Cả hai đều ấp và nuôi con. Ngày nay người ta dùng thức ăn tổng hợp, chim vẫn khoẻ mạnh, dễ nuôi.
Sơn ca có tiếng hót rất hay, trong và cao. Sơn ca có tập tính bay vút lên cao rồi từ từ hạ cánh, vừa hạ cánh vừa hót từng hồi. Vì vậy lồng nuôi Sơn ca phải cao đến hơn một mét. Chim trống có ngù lông ở đầu, tiếng chim trống vang, trong.
Dân chơi chim cảnh mách cách phân Chích choè theo sắc lông: Sắc đen trắng, sắc màu đen, sắc nâu đen khá đẹp, mang vẻ dáng văn nhân với cái đuôi dài tha thướt. Loại đen trắng hình dáng tuy không đẹp bằng loại nâu đen nhưng dễ thuần thục, dễ nuôi. Loại sắc đen trắng gọi là Chìa vôi.
Tiếng hót Chích choè than to, vang, đủ các giọng hồi, giọng đổ và hay hót, dạn người. Giọng than có đủ các cung bậc cao, thấp và trầm, khi rung như đàn violon.
Tuy giọng hót không dồn như Hoạ mi nhưng Chích choè than vẫn được xếp vào làng tứ đại danh ca vì thường hót suốt ngày, giọng thanh trong
Chích choè lửa có tiếng hót rất trong, hay nhất là lúc sáng sớm nhưng có nhược điểm là yếu, khó nuôi, khảnh ăn. Nó chỉ thích ăn sâu bọ, trứng kiến vì thế nên không được ưa chuộng như các thứ chim trên.
 
Theo Châu Anh/Tiền Phong

>> xem thêm

Bình luận(0)