Bí ẩn loài chim có nhiều tên gọi nhất Việt Nam

Google News

Điều đặc biệt khiến loài chim này có nhiều cái tên là do tiếng kêu rất kì lạ của chúng. Mỗi lần chúng kêu, người ta có thể nghe thành 4 âm khác nhau.

Chim bắt cô trói cột (còn có tên khác là chim cù cu, chim chim cu đất,...) là loài chim thuộc họ Cu cu, phân bố ở châu Á, từ Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka đến Indonesia ở phía nam và Trung Quốc, Liên bang Nga ở phía bắc. Loài chim này thường sống trong rừng, ở độ cao trên 3.600 m.

Bi an loai chim co nhieu ten goi nhat Viet Nam
 Chim bắt cô trói cột.
 
Chim bắt cô trói cột có thân hình trung bình, chim trống và chim mái khá giống nhau. Nửa thân trên có màu trắng còn nửa dưới có nhiều vạch trắng đen. Chim non trong tổ có miệng màu đỏ cam và viền màu vàng.

Tên gọi "bắt cô trói cột" của loài chim này bắt nguồn từ tiếng kêu đặc trưng của chúng. Tiếng kêu của loài chim này hết sức đặc biệt, mỗi lần chúng kêu người ta có thể nghe thành 4 âm khác nhau. Có nhiều người gọi là ‘chín cô bốn chục’( khi chê các cô rớt giá) hoặc ‘bốn cô chín chục’ (Khi các cô lên giá). Ngoài ra chim còn có các tên như ‘năm trâu sáu cột’, ‘khó khăn khắc phục’, ‘trói cô vào cột’, ‘có con treo cột’…

Bi an loai chim co nhieu ten goi nhat Viet Nam-Hinh-2
 
Chim bắt cô trói cột là loài chim có tập tính đẻ trứng vào tổ của chim khác, chủ yếu là chim nhạn và chim sẻ. Sau khi đẻ trứng, chim bắt cô trói cột sẽ rời đi và không bao giờ quay lại. Chim bố mẹ của con chim bị bắt buộc phải nuôi nấng chim non của chim bắt cô trói cột. Vì trứng của chim bắt cô trói cột rất giống với trứng của các loài chim này khiến loài chim chủ không nhận ra và nuôi nấng như con mình. Tập tính này của chim bắt cô trói cột được gọi là "đẻ trứng ký sinh". Tập tính này giúp chim bắt cô trói cột tiết kiệm thời gian và công sức nuôi con.
Bi an loai chim co nhieu ten goi nhat Viet Nam-Hinh-3
 
Chim bắt cô trói cột là loài chim bay giỏi, chúng có thể bay với tốc độ 60km/giờ. Loài chim này là loài ăn tạp, thức ăn của chúng là côn trùng, chủ yếu là các loại bướm, bọ cánh cứng,...ngoài ra chúng ăn cả trái cây.
Theo Văn hoá & Phát triển

>> xem thêm

Bình luận(0)