Bộ cánh cửa gồm có 4 tấm chạm khắc hình rồng ở gian giữa nhà Tiền đường, chùa Phổ Minh (phường Lộc Vượng, TP Nam Định) được phục dựng theo tỉ lệ 1:1 so với bản gốc đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng tỉnh Nam Định có niên đại từ thời Trần. Bộ cánh cửa được làm bằng gỗ lim nguyên khối; mỗi tấm cao 1,9m, rộng 0,8m và có chân quay ở hai đầu cửa phía trong. Hiện nay, hai cánh giữa (hiện vật gốc) đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Hai cánh bên (hiện vật gốc) đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Nam Định. Trong ảnh, bên trái là hiện vật gốc, bên phải là phiên bản hai cánh bên.Bộ cánh cửa 4 cánh ở gian giữa nhà Tiền đường, chùa Phổ Minh đều chạm khắc hình con rồng với tư thế đầu ngẩng cao, thân uốn khúc, đuôi chụm về phía đỉnh lá đề. Thân rồng tròn, thon không có vảy, cuốn thành từng khúc, nhỏ dần về đuôi. Vây lưng nhỏ, sắc chạy dọc thânRồng trong tư thế cuộn trong hình lá đề, xung quanh chấm mây lửa, giữa là bông sen nở.Phần dưới chạm bông hoa cúc nở đối xứng, phía trên chạm lá đề, cánh sen kép. Nhìn chung, hình tượng rồng được thể hiện trên nền hoa văn mây lửa. Khung riềm phía trên trang trí vân mây, khung riềm phía dưới tạo hình hoa văn sóng nước, hai bên là hình cánh sen cách điệu.Bộ cánh cửa thể hiện kiến trúc, mỹ thuật và nghệ thuật điêu khắc, tạo hình; tư duy thẩm mỹ, lịch sử văn hóa, thủ công mỹ nghệ dưới triều đại nhà Trần.>>> Xem thêm video: “Nội soi” tòa nhà hình cầu lớn nhất thế giới sắp mở cửa đón khách.
Bộ cánh cửa gồm có 4 tấm chạm khắc hình rồng ở gian giữa nhà Tiền đường, chùa Phổ Minh (phường Lộc Vượng, TP Nam Định) được phục dựng theo tỉ lệ 1:1 so với bản gốc đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng tỉnh Nam Định có niên đại từ thời Trần.
Bộ cánh cửa được làm bằng gỗ lim nguyên khối; mỗi tấm cao 1,9m, rộng 0,8m và có chân quay ở hai đầu cửa phía trong.
Hiện nay, hai cánh giữa (hiện vật gốc) đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Hai cánh bên (hiện vật gốc) đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Nam Định. Trong ảnh, bên trái là hiện vật gốc, bên phải là phiên bản hai cánh bên.
Bộ cánh cửa 4 cánh ở gian giữa nhà Tiền đường, chùa Phổ Minh đều chạm khắc hình con rồng với tư thế đầu ngẩng cao, thân uốn khúc, đuôi chụm về phía đỉnh lá đề.
Thân rồng tròn, thon không có vảy, cuốn thành từng khúc, nhỏ dần về đuôi. Vây lưng nhỏ, sắc chạy dọc thân
Rồng trong tư thế cuộn trong hình lá đề, xung quanh chấm mây lửa, giữa là bông sen nở.
Phần dưới chạm bông hoa cúc nở đối xứng, phía trên chạm lá đề, cánh sen kép.
Nhìn chung, hình tượng rồng được thể hiện trên nền hoa văn mây lửa. Khung riềm phía trên trang trí vân mây, khung riềm phía dưới tạo hình hoa văn sóng nước, hai bên là hình cánh sen cách điệu.
Bộ cánh cửa thể hiện kiến trúc, mỹ thuật và nghệ thuật điêu khắc, tạo hình; tư duy thẩm mỹ, lịch sử văn hóa, thủ công mỹ nghệ dưới triều đại nhà Trần.