Tháp Chiên Đàn thuộc thôn An Thọ (xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam), được xây dựng từ cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12. Nhóm tháp gồm 3 đền thờ xếp thành một hàng theo trục bắc - nam, cửa ra vào ở hướng đông.Tại tháp Chiên Đàn, có những linh vật thân sư tử, đầu voi được khai quật ở khuôn viên tháp và ở đồng ruộng gần đó. Ba ngọn tháp biểu tượng cho ba vị thần trong Ấn Độ giáo, có niên đại từ cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12.Trải qua thời gian, nhiều vị trí tại tháp Chăm Chiên Đàn bị xuống cấp nhưng khu trung tâm vẫn còn dáng dấp đặc trưng của văn hóa Chăm. Trên thân các tháp không có hoa văn trang trí. Mỗi tháp có 3 cửa giả và một cửa ra vào, phía trên có vòm uốn cong và nhọn lên thành hình lá bồ đề.Tấm bia lớn được các nhà khảo cổ khai quật vào năm 1997. Trên tấm bia có khắc 8 dòng chữ Sanskrit. Tuy nhiên, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa giải mã được những dòng chữ này.Bên trong tháp hiện nay trưng bày hàng trăm hiện vật gồm các bức tượng mang đặc trưng văn hóa Chăm.Trên phần chân tháp, nhiều hoa văn hình người nhảy múa được điêu khắc đặc sắc, độc đáo. Tuy nhiên, trải qua thời gian, những bức họa bị hư hỏng, nứt gãy.Hầu hết tác phẩm điêu khắc trong tháp cổ được thể hiện dưới các hình thù đa dạng gồm những chiến sĩ cầm vũ khí trong tư thế canh gác hay chiến đấu, vũ nữ mình trần đang nhảy múa điệu Champa cổ xưa với dáng vẻ uyển chuyển, linh hoạt.Những hiện vật như mâm cúng lễ vật được khai quật và trưng bày để du khách chiêm ngưỡng.Ngày nay, tháp Chăm Chiên Đàn là một địa điểm để du khách tham quan, tìm hiểu văn hóa xưa. Tuy nhiên, lượng khách đến đây rất ít dù nằm ở trên quốc lộ 1 và cách TP Tam Kỳ, Quảng Nam khoảng 5 km. Theo ban quản lý tháp, trước dịch Covid-19, lượng khách đến tham quan chủ yếu là người nước ngoài. Tuy nhiên, từ sau dịch đến nay lượng khách ít và hầu hết từ trong nước.
Tháp Chiên Đàn thuộc thôn An Thọ (xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam), được xây dựng từ cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12. Nhóm tháp gồm 3 đền thờ xếp thành một hàng theo trục bắc - nam, cửa ra vào ở hướng đông.
Tại tháp Chiên Đàn, có những linh vật thân sư tử, đầu voi được khai quật ở khuôn viên tháp và ở đồng ruộng gần đó. Ba ngọn tháp biểu tượng cho ba vị thần trong Ấn Độ giáo, có niên đại từ cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12.
Trải qua thời gian, nhiều vị trí tại tháp Chăm Chiên Đàn bị xuống cấp nhưng khu trung tâm vẫn còn dáng dấp đặc trưng của văn hóa Chăm. Trên thân các tháp không có hoa văn trang trí. Mỗi tháp có 3 cửa giả và một cửa ra vào, phía trên có vòm uốn cong và nhọn lên thành hình lá bồ đề.
Tấm bia lớn được các nhà khảo cổ khai quật vào năm 1997. Trên tấm bia có khắc 8 dòng chữ Sanskrit. Tuy nhiên, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa giải mã được những dòng chữ này.
Bên trong tháp hiện nay trưng bày hàng trăm hiện vật gồm các bức tượng mang đặc trưng văn hóa Chăm.
Trên phần chân tháp, nhiều hoa văn hình người nhảy múa được điêu khắc đặc sắc, độc đáo. Tuy nhiên, trải qua thời gian, những bức họa bị hư hỏng, nứt gãy.
Hầu hết tác phẩm điêu khắc trong tháp cổ được thể hiện dưới các hình thù đa dạng gồm những chiến sĩ cầm vũ khí trong tư thế canh gác hay chiến đấu, vũ nữ mình trần đang nhảy múa điệu Champa cổ xưa với dáng vẻ uyển chuyển, linh hoạt.
Những hiện vật như mâm cúng lễ vật được khai quật và trưng bày để du khách chiêm ngưỡng.
Ngày nay, tháp Chăm Chiên Đàn là một địa điểm để du khách tham quan, tìm hiểu văn hóa xưa. Tuy nhiên, lượng khách đến đây rất ít dù nằm ở trên quốc lộ 1 và cách TP Tam Kỳ, Quảng Nam khoảng 5 km. Theo ban quản lý tháp, trước dịch Covid-19, lượng khách đến tham quan chủ yếu là người nước ngoài. Tuy nhiên, từ sau dịch đến nay lượng khách ít và hầu hết từ trong nước.