Chiên Đàn là ngôi tháp cổ của nền văn hóa Champa mang kiến trúc và trang trí khác biệt so với những công trình cùng niên đại nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cũng như du khách cả nước.Tháp Chiên Đàn nằm ở Tam Kỳ, thị trấn Tam Kỳ, Quảng Nam – Đà Nẵng, cách Đà Nẵng 60 km về phía Nam.Được phiên âm từ chữ Chandan của tiếng Phạn, Chiên Đàn có nghĩa là cây lô hội.Chiên Đàn gồm ba ngọn tháp đứng song song với nhau theo trục Bắc - Nam, nhưng lại cùng hướng mặt về phía Đông, bao gồm: Tháp Bắc, Tháp Giữa và Tháp Nam. Công trình được dựng nên với mục đích làm nơi thờ cúng ba vị thần: Siva, Vishnu, Brahma trong văn hóa Champa.Mỗi tháp được gọi là một Kalan. Kalan là kiến trúc quan trọng nhất trong quần thể đền-tháp nó tượng trưng cho một tiểu vũ trụ.Kalan có 3 phần: Ðế tháp gọi là Bhurloka tượng trưng cho thế giới trần tục. Thân tháp gọi là Bhuwarloka tượng trưng cho thế giới tâm linh. Mái tháp gọi là Swarloka tượng trưng cho thế giới thần linh, nơi chư thần tụ tập, tất cả quay mặt về hướng Đông.Theo các nhà khoa học, Chiên Đàn có niên đại cuối thế kỷ XI- XII. Ba ngôi tháp có hình dạng giống nhau, đế tháp là hình vuông, mái tháp là các tầng thu nhỏ lên trên. Trên thân tháp Chiên Đàn không có hoa văn trang trí...Trải qua thời gian, ngôi tháp không còn giữ được cấu trúc nguyên vẹn như xưa. Tuy nhiên, khu vực trung tâm vẫn vẹn nguyên dáng dấp hoàn chỉnh, đặc trưng cho kiến trúc Chămpa cổ, thể hiện rõ nhất ở phần thân và chóp mái.Đặc biệt khu vực tháp trung tâm cao hơn hẳn các tháp còn lại. Ngoài ra, tất cả vòm cửa đều được vót nhọn lên phía trên như hình mũi giáo. Với sự kết hợp kỳ lạ, độc đáo của nhiều phong cách kiến trúc Chăm khác nhau qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân cổ đã tạo nên công trình ấn tượng.Theo các nhà khảo cổ, hiện không có cụm ba tháp cổ nào có lượng hiện vật khai quật được nhiều như tháp cổ Chiên Đàn.Một số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu như: bức cham nổi hai vị thần, tượng nữ thần ngồi xếp bằng, tượng nam thần ngồi xếp bằng, bức chạm nổi hình lá đề, tượng tu sĩ Brahman,… Tất cả những hiện vật cổ khai quật được hầu hết đều được làm bằng sa thạch màu vàng đất với các kích thước khác nhau.Có thể nói, tháp cổ Chiên Đàn là một sự kết hợp kỳ lạ, độc đáo của những nghệ nhân Chămpa cổ.Vương quốc Chămpa tồn tại từ năm 192 – 1836. Trải qua các cuộc biến động, nội chiến và loạn lạc, cùng sự xuất hiện, thay thế của các vùng đất, quốc gia như Lâm Ấp, Chiêm Thành, Chân Lạp, Panduranga, Kauthara, Angkor... Vương quốc Chăm Pa cùng những tòa tháp biểu tượng của vương triều nay đã lùi về sâu trong quá khứ.Chiên Đàn và một số tháp Chăm khác là minh chứng cho sự tồn tại của vương triều Chăm xưa. Tuy nhiên, hiện nay nhóm tháp này đang trong tình trạng xuống cấp, kết cấu gạch, đá có hiện tượng bị xâm hại do tác động thời tiết, xâm thực bởi rêu, địa y…Mời độc giả xem video: Cẩn trọng mua bán trên mạng | VTV24.
Chiên Đàn là ngôi tháp cổ của nền văn hóa Champa mang kiến trúc và trang trí khác biệt so với những công trình cùng niên đại nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cũng như du khách cả nước.
Tháp Chiên Đàn nằm ở Tam Kỳ, thị trấn Tam Kỳ, Quảng Nam – Đà Nẵng, cách Đà Nẵng 60 km về phía Nam.
Được phiên âm từ chữ Chandan của tiếng Phạn, Chiên Đàn có nghĩa là cây lô hội.
Chiên Đàn gồm ba ngọn tháp đứng song song với nhau theo trục Bắc - Nam, nhưng lại cùng hướng mặt về phía Đông, bao gồm: Tháp Bắc, Tháp Giữa và Tháp Nam. Công trình được dựng nên với mục đích làm nơi thờ cúng ba vị thần: Siva, Vishnu, Brahma trong văn hóa Champa.
Mỗi tháp được gọi là một Kalan. Kalan là kiến trúc quan trọng nhất trong quần thể đền-tháp nó tượng trưng cho một tiểu vũ trụ.
Kalan có 3 phần: Ðế tháp gọi là Bhurloka tượng trưng cho thế giới trần tục. Thân tháp gọi là Bhuwarloka tượng trưng cho thế giới tâm linh. Mái tháp gọi là Swarloka tượng trưng cho thế giới thần linh, nơi chư thần tụ tập, tất cả quay mặt về hướng Đông.
Theo các nhà khoa học, Chiên Đàn có niên đại cuối thế kỷ XI- XII. Ba ngôi tháp có hình dạng giống nhau, đế tháp là hình vuông, mái tháp là các tầng thu nhỏ lên trên. Trên thân tháp Chiên Đàn không có hoa văn trang trí...
Trải qua thời gian, ngôi tháp không còn giữ được cấu trúc nguyên vẹn như xưa. Tuy nhiên, khu vực trung tâm vẫn vẹn nguyên dáng dấp hoàn chỉnh, đặc trưng cho kiến trúc Chămpa cổ, thể hiện rõ nhất ở phần thân và chóp mái.
Đặc biệt khu vực tháp trung tâm cao hơn hẳn các tháp còn lại. Ngoài ra, tất cả vòm cửa đều được vót nhọn lên phía trên như hình mũi giáo. Với sự kết hợp kỳ lạ, độc đáo của nhiều phong cách kiến trúc Chăm khác nhau qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân cổ đã tạo nên công trình ấn tượng.
Theo các nhà khảo cổ, hiện không có cụm ba tháp cổ nào có lượng hiện vật khai quật được nhiều như tháp cổ Chiên Đàn.
Một số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu như: bức cham nổi hai vị thần, tượng nữ thần ngồi xếp bằng, tượng nam thần ngồi xếp bằng, bức chạm nổi hình lá đề, tượng tu sĩ Brahman,… Tất cả những hiện vật cổ khai quật được hầu hết đều được làm bằng sa thạch màu vàng đất với các kích thước khác nhau.
Có thể nói, tháp cổ Chiên Đàn là một sự kết hợp kỳ lạ, độc đáo của những nghệ nhân Chămpa cổ.
Vương quốc Chămpa tồn tại từ năm 192 – 1836. Trải qua các cuộc biến động, nội chiến và loạn lạc, cùng sự xuất hiện, thay thế của các vùng đất, quốc gia như Lâm Ấp, Chiêm Thành, Chân Lạp, Panduranga, Kauthara, Angkor... Vương quốc Chăm Pa cùng những tòa tháp biểu tượng của vương triều nay đã lùi về sâu trong quá khứ.
Chiên Đàn và một số tháp Chăm khác là minh chứng cho sự tồn tại của vương triều Chăm xưa. Tuy nhiên, hiện nay nhóm tháp này đang trong tình trạng xuống cấp, kết cấu gạch, đá có hiện tượng bị xâm hại do tác động thời tiết, xâm thực bởi rêu, địa y…
Mời độc giả xem video: Cẩn trọng mua bán trên mạng | VTV24.