Bất ngờ tiểu hành tinh có thời gian quỹ đạo ngắn trong HMT

Google News

(Kiến Thức) - Mới đây, Đài thiên văn Palomar nằm tại thành phố Los Angeles bất ngờ quan sát được một tiểu hành tinh mới độc đáo. Tiểu hành tinh này nằm gần Mặt trời, được nhìn thấy rõ nhất từ 20 đến 30 phút trước khi mặt trời mọc hoặc sau khi mặt trời lặn. 

Tiểu hành tinh mới được phát hiện có tên là 2019 LF6 - quay quanh Mặt trời cứ sau 151 ngày.

Nó được xem là một trong 20 tiểu hành tinh được gọi là tiểu hành tinh Atira, một dạng các vật thể gần Trái đất quay quanh Mặt trời có thời gian quỹ đạo ngắn nhất.

Bat ngo tieu hanh tinh co thoi gian quy dao ngan trong HMT
Nguồn ảnh: NASA. 

Ước tính, chiều dài của tiểu hành tinh này tầm khoảng 1km.

"LF6 rất khác thường cả về thời gian quỹ đạo và kích thước”, Quan Chi Ye, tiến sĩ tại Caltech cho biết trong một tuyên bố.

Theo Ye, tiểu hành tinh này nằm gần Mặt trời, được nhìn thấy rõ nhất từ 20 đến 30 phút trước khi mặt trời mọc hoặc sau khi mặt trời lặn. Trước đó, các chuyên gia đã phát hiện tiểu hành tinh Atira đầu tiên được gọi là 2019 AQ3 với thời gian hoàn thành quỹ đạo quanh Mặt trời mất chỉ 165 ngày.

Ngoài hai vật thể Atira này, Đài thiên văn Palomar đã tìm thấy khoảng 100 tiểu hành tinh gần Trái đất và 2.000 tảng đá không gian nằm trong vành đai chính quay quanh Sao Hỏa và Sao Mộc, theo các quan chức của Caltech. 

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Phys)

>> xem thêm

Bình luận(0)