Người ta đã phát hiện một con rùa có tuổi thọ cực cao được đặt tên là Adwaita. Theo tìm hiểu thì Adwaita được sinh ra vào thời Càn Long, có thể là vào năm 1750.Đến năm 1875, Adwaita được chuyển sang một môi trường sống mới. Cụ rùa hơn 200 tuổi này được chăm sóc cẩn thận hàng ngày. Adwaita rất thích ăn trái cây. Qua nhiều thập kỷ, nó vẫn tiếp tục phát triển và nặng 250 kg.Đến cuối năm 2005, Adwaita xuất hiện một vết nứt trên cơ thể. Vết thương bị nhiễm trùng và cuối cùng dẫn đến cái chết vì suy gan vào ngày 22 tháng 3 năm 2006. Người ta ước tính Adwaita đã sống ít nhất 255 năm.Adwaita không phải là con rùa duy nhất được phát hiện sống đến hàng trăm năm tuổi. Cụ rùa Royal ở Ai Cập chết vào năm 2013 cũng có tuổi thọ lên đến 270 năm.Trong họ bò sát, các loài rùa (bao gồm cả rùa cạn và rùa nước) thường có tuổi thọ rất cao. Các loài lớn như rùa biển (dài 1 – 1.5m, nặng xấp xỉ 150kg), sống từ 80 – 100 năm. Rùa cạn khổng lồ (lớn nhất trong các loại rùa cạn, thường nặng khoảng 200kg) thậm chí còn có thể sống đến 200 năm!Một trong những thuyết được công nhận rộng rãi cho rằng tuổi thọ loài rùa có liên quan tới sự chuyển hóa chất chậm chạp của chúng. Sự chuyển hóa chất là các quá trình vật lý cũng như hóa học diễn ra bên trong sinh vật để giữ cho chúng sống sót.Chuyển hóa chất chậm đồng nghĩa với việc rùa đốt năng lượng rất ít, giúp gia tăng tuổi thọ. Chúng có thể sống rất lâu mà không cần thức ăn. Hơn nữa, loài rùa nói chung di chuyển rất chậm nên cũng không tốn quá nhiều năng lượng.Khi bàn về tuổi thọ của loài rùa ta không thể không nhắc tới lớp mai cứng cáp của chúng. Lớp mai này bao phủ hầu hết cơ thể của loài rùa, bảo vệ chúng khỏi các loài săn mồi.Khi đã phát triển đầy đủ, rùa có thể tự bảo vệ bản thân khỏi hầu hết các loài. Rùa sơ sinh, ngược lại, lại rất dễ bị tấn công. Tuy nhiên, lớp mai không phải là lý do duy nhất giúp chúng tránh khỏi các loài thú khác.Là một loài sống chủ yếu trên đảo, rùa thường có xu hướng tập trung ở những nơi không có thú săn mồi, ít nhất là các loài có khả năng tấn công chúng thường xuyên và gây khó dễ cho chúng.Có vẻ như rùa cũng nhận ra sự quan trọng của việc ăn chay; chúng thường chỉ ăn rau, cây xanh, tránh khỏi các chất béo và cholesterol. Adwaita chỉ ăn những loại thức ăn thực vật như bắp cải, cà rốt, cỏ và muối.Rùa còn là một loài động vật khá hiền. Chúng không săn các loài khác mà sống một cách thoải mái theo cách riêng của chúng.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Người ta đã phát hiện một con rùa có tuổi thọ cực cao được đặt tên là Adwaita. Theo tìm hiểu thì Adwaita được sinh ra vào thời Càn Long, có thể là vào năm 1750.
Đến năm 1875, Adwaita được chuyển sang một môi trường sống mới. Cụ rùa hơn 200 tuổi này được chăm sóc cẩn thận hàng ngày. Adwaita rất thích ăn trái cây. Qua nhiều thập kỷ, nó vẫn tiếp tục phát triển và nặng 250 kg.
Đến cuối năm 2005, Adwaita xuất hiện một vết nứt trên cơ thể. Vết thương bị nhiễm trùng và cuối cùng dẫn đến cái chết vì suy gan vào ngày 22 tháng 3 năm 2006. Người ta ước tính Adwaita đã sống ít nhất 255 năm.
Adwaita không phải là con rùa duy nhất được phát hiện sống đến hàng trăm năm tuổi. Cụ rùa Royal ở Ai Cập chết vào năm 2013 cũng có tuổi thọ lên đến 270 năm.
Trong họ bò sát, các loài rùa (bao gồm cả rùa cạn và rùa nước) thường có tuổi thọ rất cao. Các loài lớn như rùa biển (dài 1 – 1.5m, nặng xấp xỉ 150kg), sống từ 80 – 100 năm. Rùa cạn khổng lồ (lớn nhất trong các loại rùa cạn, thường nặng khoảng 200kg) thậm chí còn có thể sống đến 200 năm!
Một trong những thuyết được công nhận rộng rãi cho rằng tuổi thọ loài rùa có liên quan tới sự chuyển hóa chất chậm chạp của chúng. Sự chuyển hóa chất là các quá trình vật lý cũng như hóa học diễn ra bên trong sinh vật để giữ cho chúng sống sót.
Chuyển hóa chất chậm đồng nghĩa với việc rùa đốt năng lượng rất ít, giúp gia tăng tuổi thọ. Chúng có thể sống rất lâu mà không cần thức ăn. Hơn nữa, loài rùa nói chung di chuyển rất chậm nên cũng không tốn quá nhiều năng lượng.
Khi bàn về tuổi thọ của loài rùa ta không thể không nhắc tới lớp mai cứng cáp của chúng. Lớp mai này bao phủ hầu hết cơ thể của loài rùa, bảo vệ chúng khỏi các loài săn mồi.
Khi đã phát triển đầy đủ, rùa có thể tự bảo vệ bản thân khỏi hầu hết các loài. Rùa sơ sinh, ngược lại, lại rất dễ bị tấn công. Tuy nhiên, lớp mai không phải là lý do duy nhất giúp chúng tránh khỏi các loài thú khác.
Là một loài sống chủ yếu trên đảo, rùa thường có xu hướng tập trung ở những nơi không có thú săn mồi, ít nhất là các loài có khả năng tấn công chúng thường xuyên và gây khó dễ cho chúng.
Có vẻ như rùa cũng nhận ra sự quan trọng của việc ăn chay; chúng thường chỉ ăn rau, cây xanh, tránh khỏi các chất béo và cholesterol. Adwaita chỉ ăn những loại thức ăn thực vật như bắp cải, cà rốt, cỏ và muối.
Rùa còn là một loài động vật khá hiền. Chúng không săn các loài khác mà sống một cách thoải mái theo cách riêng của chúng.