Theo Curiosity, một nghiên cứu mới cho thấy những người khiếm thị có cái nhìn sâu sắc về những loài động vật, dù họ chưa từng thấy như hà mã hay cá mập trông như thế nào.
"Kinh nghiệm của người đầu tiên không phải là cách duy nhất để phát triển sự hiểu biết phong phú về thế giới xung quanh ta", Judy Kim, nghiên cứu sinh tại Đại học Johns Hopkins nói.
Người khiếm thị có kiến thức rất tốt về những thứ như ánh sáng và màu sắc, dù vẫn chưa rõ làm sao họ nhận biết được hình dạng và học những thông tin đó như thế nào. Một số nghiên cứu cho rằng có thể họ biết thông qua giao tiếp, như việc nghe ai đó nói "chim hồng hạc có màu hồng".
"Mọi người thường cho rằng chúng ta không thể biết những gì chúng ta không nhìn thấy. Thực tế có nhiều cách để hiểu về thế giới xung quanh ", Kim nói.
Nhóm nghiên cứu đã mời 20 người khiếm thị và 20 người bình thường, sắp xếp tên các loài động vật theo kích thước (nhỏ nhất đến lớn nhất) và chiều cao (thấp đến cao nhất). Sau đó, họ phân loại động vật thành các nhóm dựa trên hình dạng, đặc điểm bên ngoài và màu sắc, loại ra loài khác biệt về hình dạng hay những đặc điểm khác (như hà mã có lông vũ hay lông thú, da hoặc vảy hay không).
Nhìn chung, người khiếm thị và bình thường sắp xếp theo những cách tương tự về các đặc điểm đặc trưng của từng loài. Ví dụ, cả hai nhóm đều đồng đánh giá rằng cá heo có hình dạng tương tự cá mập, và những con lười trông giống loài gấu.
|
Người khiếm thị có cách phân loại loài giống với giới khoa học. Ảnh: Getty Images.
|
15/20 người khiếm thị và 19/20 người bình thường tham gia khảo sát nói rằng voi to hơn tê giác. Nhưng giữa hai nhóm vẫn có vài sự khác biệt.
Trái với ý kiến cho rằng người khiếm thị nhận biết về các loài động vật thông qua miêu tả của người bình thường, họ có những bất đồng về đặc điểm mà người thường dễ thấy nhất là màu sắc.
Những người bình thường phân loại khá tốt động vật theo màu sắc. Nhưng khi so sánh, giữa họ lại khó khăn khi phân chúng theo hình dạng. Trong khi người khiếm thị thì ngược lại, dễ dàng phân loại chúng theo hình dạng nhưng không tương đồng nhau về màu sắc.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng để miêu tả động vật, người khiếm thị dựa vào các phân loại sinh học tương tự giới khoa học. Cách này rất hữu ích khi phân biệt về hình dạng và một số đặc điểm, ví dụ chim có lông và hình dạng cánh đặc trưng. Nhưng nó lại không hiệu quả với màu sắc vì nhiều loài động vật dù khác nhau song cùng màu (như thiên nga, gấu bắc cực và cừu đều có màu trắng).
Do đó có thể đưa ra kết luận: Người khiếm thị có được những thông tin phong phú về ngoại hình dựa trên suy luận.
"Đôi khi người ta cho rằng trải nghiệm trực quan là cách tốt nhất để tìm hiểu về thế giới. Nhưng nghiên cứu này cho thấy giao tiếp ngôn ngữ vẫn có thể mang lại cho chúng ta kiến thức phong phú và chính xác, ngay cả những kiến thức mà thoạt nhìn có vẻ trực quan", Marina Bedny, đồng tác giả nghiên cứu, đồng thời là Trợ lý Giáo sư về Khoa học Tâm lí và Não bộ.
“Cả người thường lẫn người khiếm thị đều sống trong các thành phố văn minh, và họ cũng không cần phải biết về thế giới hoang dã. Nhưng thế giới động vật rõ ràng là rất thu hút con người”, Bedny nhận định.