Trái tim của cá voi xanh nặng khoảng 600 kg, là trái tim lớn nhất so với bất kỳ động vật nào. Lưỡi của cá voi xanh nặng khoảng 2,7 tấn, tương đương kích thước trung bình của một con voi châu Á.Chim hồng hạc đứng trên một chân là để điều hòa nhiệt độ cơ thể của chúng. Nếu đưa hai chân vào nước thì chúng sẽ mất nhiều nhiệt hơn là một chân, đặc biệt là khi loài động vật hoang dã phải mất nhiều thời gian lội trong nước.Chim diệc xanh lớn có xương rỗng. Điều này khiến trọng lượng chúng khá nhẹ, chỉ có 6 kg.Cú xám lớn có thính lực siêu phàm. Dù đậu trên cây, con vật vẫn nghe được những âm thanh mà con mồi tạo ra bên dưới lớp tuyết dày. Sau khi định vị con mồi, cú bay về phía mục tiêu với tốc độ cao và dùng những móng chân sắc nhọn để tóm con mồi bên dưới tuyết.Hà mã có thể giữ hơi thở dưới nước lên tới 5 phút. Loài này cũng tiết ra một chất màu đỏ có tác dụng như kem chống nắng, bảo vệ làn da nhạy cảm của con vật.Sự thực là ong mật ngoài việc có một đống lông ngoài thân, nó còn có thể có lông cả ở trong mắt.Khỉ rú có tiếng kêu nghe to như sấm, ở cách xa 4000- 5000m cũng có thể nghe thấy rõ. Âm lượng của tiếng kêu có được nhờ một mẩu xương hình chữ U trong cổ khỉ.Hai lỗ mũi nổi bật của kỳ nhông giúp con vật có thể điều chỉnh nồng độ muối bằng cách cho dung dịch muối thông qua đó. Lượng muối dư thừa cũng được bài tiết ra nhờ các tuyến muối ở khoang mũi.Có một thực tế là loài chuột túi (kangaroo) không thể đi giật lùi vì hình dạng cơ thể khác thường của nó. Chân và đuôi cùng kết hợp có thể giúp con vật đứng cân bằng và di chuyển.Cá voi sát thủ cũng phải trải qua thời kỳ mãn kinh giống như ở người. Tình trạng mãn kinh có thể giúp cá voi mẹ dồn hết tâm sức chăm sóc cho lũ con lẫn cháu, và tránh việc cạnh tranh sinh sản với con cái.Hải cẩu báo (Leopard seal) không có tai. Những sinh vật này sử dụng sóng siêu âm để xác định vị trí của con mồi (như chim cánh cụt và những con hải cẩu khác) để tấn công và xẻ thịt. Mời quý vị xem video: Độc đáo những loài động vật biết dùng mưu kế
Trái tim của cá voi xanh nặng khoảng 600 kg, là trái tim lớn nhất so với bất kỳ động vật nào. Lưỡi của cá voi xanh nặng khoảng 2,7 tấn, tương đương kích thước trung bình của một con voi châu Á.
Chim hồng hạc đứng trên một chân là để điều hòa nhiệt độ cơ thể của chúng. Nếu đưa hai chân vào nước thì chúng sẽ mất nhiều nhiệt hơn là một chân, đặc biệt là khi loài động vật hoang dã phải mất nhiều thời gian lội trong nước.
Chim diệc xanh lớn có xương rỗng. Điều này khiến trọng lượng chúng khá nhẹ, chỉ có 6 kg.
Cú xám lớn có thính lực siêu phàm. Dù đậu trên cây, con vật vẫn nghe được những âm thanh mà con mồi tạo ra bên dưới lớp tuyết dày. Sau khi định vị con mồi, cú bay về phía mục tiêu với tốc độ cao và dùng những móng chân sắc nhọn để tóm con mồi bên dưới tuyết.
Hà mã có thể giữ hơi thở dưới nước lên tới 5 phút. Loài này cũng tiết ra một chất màu đỏ có tác dụng như kem chống nắng, bảo vệ làn da nhạy cảm của con vật.
Sự thực là ong mật ngoài việc có một đống lông ngoài thân, nó còn có thể có lông cả ở trong mắt.
Khỉ rú có tiếng kêu nghe to như sấm, ở cách xa 4000- 5000m cũng có thể nghe thấy rõ. Âm lượng của tiếng kêu có được nhờ một mẩu xương hình chữ U trong cổ khỉ.
Hai lỗ mũi nổi bật của kỳ nhông giúp con vật có thể điều chỉnh nồng độ muối bằng cách cho dung dịch muối thông qua đó. Lượng muối dư thừa cũng được bài tiết ra nhờ các tuyến muối ở khoang mũi.
Có một thực tế là loài chuột túi (kangaroo) không thể đi giật lùi vì hình dạng cơ thể khác thường của nó. Chân và đuôi cùng kết hợp có thể giúp con vật đứng cân bằng và di chuyển.
Cá voi sát thủ cũng phải trải qua thời kỳ mãn kinh giống như ở người. Tình trạng mãn kinh có thể giúp cá voi mẹ dồn hết tâm sức chăm sóc cho lũ con lẫn cháu, và tránh việc cạnh tranh sinh sản với con cái.
Hải cẩu báo (Leopard seal) không có tai. Những sinh vật này sử dụng sóng siêu âm để xác định vị trí của con mồi (như chim cánh cụt và những con hải cẩu khác) để tấn công và xẻ thịt.
Mời quý vị xem video: Độc đáo những loài động vật biết dùng mưu kế