Xuất hiện trong Hiệp khách hành, Hiệp khách thần công (Thiên thái huyền kinh) là một môn thần công do một vị cổ nhân sáng tạo ra 24 câu thơ khắc trên vách ở 24 gian thạch thất trên Hiệp Khách đảo. Vị cổ nhân đó đã chiếu theo bài thơ của một vị thi nhân thời Đường là Lý Bạch.
Kèm theo những câu thơ trên những gian thạch thất là những đồ hình, văn tự chú thích mà vị cổ nhân đó đã khắc nên. Trong 24 gian thạch thất này thì mỗi gian lại là một môn võ công khác nhau. Có gian thì dạy kiếm pháp, gian dạy nội công, gian dạy khinh công, chưởng pháp… ẩn chứa võ học tinh yếu cao thâm đến đáng sợ.
Chỉ mãi đến khi Thạch Phá Thiên (tên thật là Thạch Trung Kiên, và bị Mai Phương Cô đặt cho cái tên là "Cẩu Tạp Chủng") được mời lên đảo Hiệp Khách, do Thạch Phá Thiên không biết chữ nên đã có cơ duyên lĩnh ngộ hết võ công thượng thừa trên đảo hiệp khách.
Tuy không nổi tiếng như Dịch cân kinh, Hàng long thập bát chưởng, Cửu dương thần công hay Cửu âm chân kinh… nhưng theo nhà văn Kim Dung mô tả trong Hiệp khách hành thì Thiên thái huyền kinh mới là môn thần công mạnh nhất giúp cho người luyện thành có sức mạnh kinh thiên động địa.
Sau khi trở về Trung Nguyên, Thạch Phá Thiên với Thiên thái huyền kinh học được trên Hiệp Khách đảo đã đánh bại Dịch cân thần công của Bối Hải Thạch.
Hiệp khách hành là một trong những tiểu thuyết kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung, có nội dung xoay quanh các cuộc phiêu lưu của Thạch Phá Thiên và bài thơ Hiệp khách hành của thi tiên Lý Bạch. Hiệp khách hành là câu chuyện hoàn toàn không có sự liên hệ với lịch sử, với những tình tiết mang tính chất mờ ảo, thần thoại. Chỉ có thể đoán rằng nó xảy ra sau thời kỳ Nguyên-Minh, khi mà đã xuất hiện phái Võ Đang.