Thiết bị chụp ảnh phổ kế bức xạ có độ phân giải trung bình Moderate Resolution Imaging Spectroradiometer (MODIS) trên vệ tinh Terra của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chụp được những bức ảnh đám mây hình lục giác lơ lửng ở góc phía Tây của Tam giác quỷ Bermuda.Theo NASA, đám mây hình lục giác thường xuất hiện trong một số điều kiện ở khu vực ôn đới, nằm trong hệ thống khí áp thấp hoặc lốc xoáy khi luồng khí lạnh di chuyển bên trên vùng biển ấm.Các nhà khoa học NASA lý giải đám mây hình lục giác có thể có khoảng trống ở giữa hoặc không chứa khoảng trống nào.Từ những bức ảnh của NASA, các chuyên gia phân tích những đám mây tại Tam giác quỷ Bermuda, phía trên quần đảo Bahamas có phần mép tạo thành hình lục giác giống như tổ ong. Những hình lục giác này có bề rộng từ 32 - 89 km.Theo nhà khí tượng học Randy Cerveny ở Đại học Arizona, đám mây hình lục giác sản sinh "microburst" - những luồng gió giáng xuống nhanh và mạnh có thể đạt vận tốc gần 161 km/h.Kéo theo đó là sự hình thành những cột sóng cao hơn 12m. Điều này sẽ khiến biển động dữ dội. Máy bay, tàu thuyền đi ngang qua Tam giác quỷ Bermuda vào lúc đó có thể gặp nguy hiểm.Từ đây, một số chuyên gia cho rằng, những đám mây hình lục giác có thể chính là "thủ phạm" khiến nhiều máy bay, tàu thuyền mất tích khi đi qua vùng biển này.Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học chưa thể tìm được bằng chứng chắc chắn nào để chứng minh những đám mây hình lục giác đã gây ra những vụ mất tích bí ẩn ở Tam giác quỷ Bermuda. Do đó, giới nghiên cứu sẽ cần tìm kiếm các chứng cứ khoa học giúp củng cố quan điểm này.Một thống kê cho thấy, kể từ năm 1851 đến nay, ít nhất 75 máy bay và hàng trăm tàu thuyền mất tích bí ẩn ở Tam giác quỷ Bermuda. Theo đó, khoảng 8.000 người "bốc hơi" cùng với những tàu thuyền, máy bay trên.Những tàu thuyền, máy bay này mất tích không để lại bất cứ dấu vết nào khiến giới chuyên gia "đau đầu" đi tìm lời giải trong suốt nhiều thập kỷ qua.Mời độc giả xem video: Bão số 9 Molave giật cấp 17, Tàu cá chìm trên biển khi chạy bão, 12 ngư dân mất tích. Nguồn: VTV TSTC.
Thiết bị chụp ảnh phổ kế bức xạ có độ phân giải trung bình Moderate Resolution Imaging Spectroradiometer (MODIS) trên vệ tinh Terra của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chụp được những bức ảnh đám mây hình lục giác lơ lửng ở góc phía Tây của Tam giác quỷ Bermuda.
Theo NASA, đám mây hình lục giác thường xuất hiện trong một số điều kiện ở khu vực ôn đới, nằm trong hệ thống khí áp thấp hoặc lốc xoáy khi luồng khí lạnh di chuyển bên trên vùng biển ấm.
Các nhà khoa học NASA lý giải đám mây hình lục giác có thể có khoảng trống ở giữa hoặc không chứa khoảng trống nào.
Từ những bức ảnh của NASA, các chuyên gia phân tích những đám mây tại Tam giác quỷ Bermuda, phía trên quần đảo Bahamas có phần mép tạo thành hình lục giác giống như tổ ong. Những hình lục giác này có bề rộng từ 32 - 89 km.
Theo nhà khí tượng học Randy Cerveny ở Đại học Arizona, đám mây hình lục giác sản sinh "microburst" - những luồng gió giáng xuống nhanh và mạnh có thể đạt vận tốc gần 161 km/h.
Kéo theo đó là sự hình thành những cột sóng cao hơn 12m. Điều này sẽ khiến biển động dữ dội. Máy bay, tàu thuyền đi ngang qua Tam giác quỷ Bermuda vào lúc đó có thể gặp nguy hiểm.
Từ đây, một số chuyên gia cho rằng, những đám mây hình lục giác có thể chính là "thủ phạm" khiến nhiều máy bay, tàu thuyền mất tích khi đi qua vùng biển này.
Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học chưa thể tìm được bằng chứng chắc chắn nào để chứng minh những đám mây hình lục giác đã gây ra những vụ mất tích bí ẩn ở Tam giác quỷ Bermuda. Do đó, giới nghiên cứu sẽ cần tìm kiếm các chứng cứ khoa học giúp củng cố quan điểm này.
Một thống kê cho thấy, kể từ năm 1851 đến nay, ít nhất 75 máy bay và hàng trăm tàu thuyền mất tích bí ẩn ở Tam giác quỷ Bermuda. Theo đó, khoảng 8.000 người "bốc hơi" cùng với những tàu thuyền, máy bay trên.
Những tàu thuyền, máy bay này mất tích không để lại bất cứ dấu vết nào khiến giới chuyên gia "đau đầu" đi tìm lời giải trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Mời độc giả xem video: Bão số 9 Molave giật cấp 17, Tàu cá chìm trên biển khi chạy bão, 12 ngư dân mất tích. Nguồn: VTV TSTC.