Cách đây 17 năm, đại dịch SARS bùng phát và lan rộng tại 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam là một trong số các quốc gia có trường hợp mắc virus SARS.Ngày 26/2/2003 được coi là ngày đại dịch SARS chính thức xuất hiện tại Việt Nam. Bệnh nhân đầu tiên là ông Johnie Chun Cheng (người Mỹ, gốc Hong Kong) nhập viện tại Bệnh viện Việt - Pháp với những triệu chứng sốt cao, ho khan và đau cơ.Sau một thời gian điều trị nhưng không có dấu hiệu tiến triển, bệnh nhân Cheng được gia đình đưa về nước.Đến ngày 4/3/2003, 6 nhân viên y tế Việt Nam có tiếp xúc với bệnh nhân trên phải nhập viện vì sốt cao.Việt Nam ghi nhận có tất cả 65 người bị nhiễm virus SARS và 5 người tử vong. Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới của Bệnh viện Bạch Mai, nay là Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương, được Bộ Y tế giao nhiệm vụ trực tiếp thu nhận và điều trị bệnh nhân SARS từ Bệnh viện Việt - Pháp chuyển sang.Ngay sau đó, Việt Nam quyết định thực hiện chế độ cách li nghiêm ngặt và điều trị tích cực cho các bệnh nhân.Bộ Y tế Việt Nam phối hợp chặt chẽ với WHO để kiểm soát dịch bệnh. Chín phủ cũng áp dụng hệ thống kiểm soát dịch bệnh trên toàn quốc.Tiếp đến, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kết hợp với Viện Y học nhiệt đới tổ chức chống dịch ngay ở các cửa khẩu biên giới, sân bay... Chính phủ đầu tư hàng trăm tỷ đồng mua thêm trang thiết bị, máy thở, máy đo nhiệt độ... Đội ngũ y bác sĩ cùng các chuyên gia tìm ra pháp đồ điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân nhiễm SARS.Đến ngày 28/4, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới nào nên WHO đã công bố Việt Nam là quốc gia đầu tiên không chế thành công đại dịch SARS.Vào ngày 2/5, 2 bệnh nhân cuối cùng của dịch SARS ở Việt Nam được xuất viện. Đây là thành công lớn của Việt Nam khi vượt qua đại dịch SARS nguy hiểm.
Mời độc giả xem video: Vì sao virus Corona được đặt tên mới SARS-CoV-2?. Nguồn: VTC Now.
Cách đây 17 năm, đại dịch SARS bùng phát và lan rộng tại 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam là một trong số các quốc gia có trường hợp mắc virus SARS.
Ngày 26/2/2003 được coi là ngày đại dịch SARS chính thức xuất hiện tại Việt Nam. Bệnh nhân đầu tiên là ông Johnie Chun Cheng (người Mỹ, gốc Hong Kong) nhập viện tại Bệnh viện Việt - Pháp với những triệu chứng sốt cao, ho khan và đau cơ.
Sau một thời gian điều trị nhưng không có dấu hiệu tiến triển, bệnh nhân Cheng được gia đình đưa về nước.
Đến ngày 4/3/2003, 6 nhân viên y tế Việt Nam có tiếp xúc với bệnh nhân trên phải nhập viện vì sốt cao.
Việt Nam ghi nhận có tất cả 65 người bị nhiễm virus SARS và 5 người tử vong. Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới của Bệnh viện Bạch Mai, nay là Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương, được Bộ Y tế giao nhiệm vụ trực tiếp thu nhận và điều trị bệnh nhân SARS từ Bệnh viện Việt - Pháp chuyển sang.
Ngay sau đó, Việt Nam quyết định thực hiện chế độ cách li nghiêm ngặt và điều trị tích cực cho các bệnh nhân.
Bộ Y tế Việt Nam phối hợp chặt chẽ với WHO để kiểm soát dịch bệnh. Chín phủ cũng áp dụng hệ thống kiểm soát dịch bệnh trên toàn quốc.
Tiếp đến, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kết hợp với Viện Y học nhiệt đới tổ chức chống dịch ngay ở các cửa khẩu biên giới, sân bay... Chính phủ đầu tư hàng trăm tỷ đồng mua thêm trang thiết bị, máy thở, máy đo nhiệt độ... Đội ngũ y bác sĩ cùng các chuyên gia tìm ra pháp đồ điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân nhiễm SARS.
Đến ngày 28/4, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới nào nên WHO đã công bố Việt Nam là quốc gia đầu tiên không chế thành công đại dịch SARS.
Vào ngày 2/5, 2 bệnh nhân cuối cùng của dịch SARS ở Việt Nam được xuất viện. Đây là thành công lớn của Việt Nam khi vượt qua đại dịch SARS nguy hiểm.
Mời độc giả xem video: Vì sao virus Corona được đặt tên mới SARS-CoV-2?. Nguồn: VTC Now.