Từ Hi Thái hậu là nhân vật gây tranh cãi nhất vào thời kỳ cuối nhà Thanh, bà khống chế Hàm Phong Đế, độc chiếm quyền lực, song lại không quan tâm chuyện triều chính mà chỉ để tâm hưởng thụ thú vui xa xỉ của bản thân.
Tiền bạc trong quốc khố Đại Thanh bị vị Thái hậu tiêu pha như thác đổ, thậm chí đến khi qua đời vẫn mang theo một lượng lớn vàng bạc châu báu quý giá theo cùng, trong số đó, quý giá nhất là viên Dạ minh châu đặt trong miệng Từ Hi.
Xa xỉ như vậy nhưng thật không ngờ, chính viên Dạ minh châu về sau lại gây ra hậu họa, cũng vì nó và những tài sản tùy táng mà mộ phần của Từ Hi bị trộm, châu báu trong mộ đa phần cũng đều rơi cả vào tay kẻ khác.
Kẻ trộm mộ của Từ Hi Thái hậu chính là tên trộm mộ khét tiếng một thời trong lịch sử cận đại – Tôn Điện Anh. Mùa xuân năm 1928, Tôn Điện Anh phụng lệnh đi trước bao vây thung lũng Mã Lan.
Trên đường đi, hắn nhiều lần bắt gặp vẻ đường hoàng tráng lệ của các đền đài, tẩm điện tại Thanh Đông lăng, trong lòng đã nảy ra ý nghĩ trộm mộ. Lấy danh nghĩa là nghiên cứu, Tôn Điện Anh điều những người canh gác lăng đi chỗ khác và bắt đầu thực hiện hành vi trộm mộ của mình.
Tôn Điện Anh cướp bóc sạch Dụ Lăng của Càn Long Đế cùng Định Đông lăng ở khe núi Phổ Đà của Từ Hi Thái hậu.
Đầu tiên, Tôn Điện Anh cho nổ cửa vào Định Đông lăng của Từ Hi Thái hậu.
Ông ta đã bị bất ngờ khi thấy thi thể của Từ Hi Thái hậu sau mấy chục năm chôn cất vẫn không bị phân hủy. Sau khi bình tĩnh lại, Tôn Điện Anh bị châu báu lấp lánh chất đầy trong lăng mộ làm cho ngây người.
Theo các ghi chép trong sách sử, tùy táng cùng thi thể Từ Hi Thái hậu đa phần đều là châu báu ngọc ngà quý giá trên đời.
Trong đó, quý giá nhất chính là viên Dạ minh châu được Từ Hi ngậm trong miệng. Trong cuốn sách "Vụ trộm lăng mộ Từ Hi" có ghi lại rằng, viên Dạ minh châu đó nặng khoảng 133,4 gram. Nó trị giá khoảng hơn 10 triệu lượng bạc, nếu quy đổi về tiền tệ hiện nay, tức là khoảng hơn 800 triệu NDT (tương đương gần 3.000 tỉ đồng).
Về chuyện nghiên cứu viên Dạ minh châu Từ Hi ngậm trong miệng là được chế tác từ gì, đã có nhiều ý kiến bất đồng được đưa ra.
Có người cho rằng nó có thể là huỳnh thạch có thể phát sáng, nhưng nhiều người lại cho rằng viên Dạ minh châu chính là viên kim cương tự nhiên hình tròn, cũng chính là kim cương ngày nay chúng ta thường gọi.
Nguồn gốc của viên Dạ minh châu
Quốc vương Shah Jahan của Đế quốc Mogul (nằm ở Tiểu lục địa Ấn Độ) từng đánh mất một viên kim cương của Đế quốc Mogul có niên đại khoảng 350 năm tuổi.
Viên kim cương đó nặng khoảng 787 carat, nhưng khoảng 300 trước nó đã bị cắt thành nhiều phần. Năm đó, Abbati của Vương quốc Afghanistan đã thực hiện 8 cuộc viễn chinh đến Ấn Độ, đồng thời cướp được một phần trong những phần kim cương quý giá đó.
Trong khoảng thời gian từ năm 1760 đến năm 1762, món bảo vật này được hiến tặng cho Càn Long Đế thông qua sứ đoàn.
Sau này Từ Hi Thái hậu chấp chính, vật trân bảo hiếm thấy này cũng thuận thế rơi vào tay bà. Từ Hi vô cùng yêu thích, quyết định sẽ mang nó vào trong phần mộ cùng mình, nào ngờ cuối cùng lại bị Tôn Điện Anh trộm mất.
Bằng cách nào viên Dạ minh châu rơi vào tay "Ông vua dầu mỏ" Rockefeller?
Sau khi Tôn Điện Anh trộm viên Dạ minh châu từ Thanh Đông lăng ra, đã đem nó tặng cho Tống Mỹ Linh. Tống Mỹ Linh vô cùng yêu thích viên minh châu này nên đã nạm nó vào giày mang theo đến dự các buổi tiệc quan trọng.
Có một lần khi Tống Mỹ Linh tham gia một buổi yến tiệc tại Mỹ, trong buổi tiệc một doanh nhân giàu có người Mỹ khi trông thấy viên minh châu trên giày của Tống Mỹ Linh, đã bày tỏ niềm yêu thích của bản thân với nó, hi vọng Tống Mỹ Linh sẽ bán viên minh châu đó cho ông ta.
Doanh nhân này chính là "Ông vua dầu mỏ" nổi tiếng khắp thế giới Rockefeller. Sức ảnh hưởng của Rockefeller lúc đó không hề nhỏ, ông ta đưa ra rất nhiều điều kiện khiến người khác bị mê hoặc.
Sau cùng Tống Mỹ Linh cũng đem viên Dạ minh châu bán cho Rockefeller. Đến tận ngày nay, viên Dạ minh châu đó nhiều khả năng vẫn còn nằm trong bộ sưu tập của gia tộc Rockefeller.
Không chỉ viên Dạ minh châu của Từ Hi Thái hậu mà có lẽ nhiều bảo vật có liên quan đế Từ Hi Thái hậu cũng đang bị thất lạc.
"Ông vua dầu mỏ" nổi tiếng khắp thế giới Rockefeller.
Ví dụ như năm 1900, khi liên quân tám nước xâm lược Trung Quốc, đốt vườn Viên Minh, cướp đi một lượng lớn báu vật. Những trân châu báu vật đó cũng giống như viên Dạ minh châu kia, không biết khi nào mới có thể quay lại cố quốc.