Thái giám là sản phẩm dị dạng của chế độ phong kiến Trung Quốc (Ảnh minh họa)
Thái giám có thể làm những việc cung nữ không làm được
Thái giám tuy không phải là đàn ông thực sự, nhưng thể lực không khác những người đàn ông bình thường, vì thế trong một số việc cần “lao động chân tay” chắc chắn họ sẽ làm tốt hơn nhiều so với cung nữ.
Ví dụ khiêng kiệu, hoàng cung lớn như vậy, khi hoàng đế cần đến chỗ thần thiếp nào mà không muốn đi bộ thì chắc chắn là phải ngồi kiệu. Nếu dùng cung nữ thì tình huống có thể hình dung ra được là đôi vai yếu ớt khó nâng đỡ được chiếc kiệu. Vì vậy trong trường hợp này dùng thái giám là tốt hơn cả.
Hoặc khi cần vận chuyển đồ vật nặng. Trong cung có rất nhiều giường, tủ, thậm chí một số cây cảnh. Khi muốn vận chuyển những thứ này thì dùng thái giám cũng rất thích hợp vì họ có sức lực.
Kỳ thực trong lịch sử Trung Quốc cũng từng có một triều đại mà trong cung không hề có thái giám, hoàn toàn chỉ có cung nữ và nữ quan, đó là Thái Bình Thiên Quốc. Hồng Tú Toàn không phải là không muốn dùng thái giám. Ông từng ra lệnh cho tìm kiếm các bé trai nhưng nhiều lần làm thủ thuật đều không thành công. Cho nên Hồng Tú Toàn cũng từ bỏ ý định dùng thái giám. Chuyển sang dùng những người phụ nữ khỏe mạnh cũng không hề thuận tiện, chỉ là vì ông không còn cách nào khác.
Hoàng đế khó tập trung làm việc nếu cung nữ vây quanh
Hoàng đế có những hôm làm việc rất muộn. Nếu luôn có mỹ nữ phục vụ bên cạnh, hoàng đế dễ nảy sinh ham muốn quá mức hoặc không chuyên tâm được vào việc cần giải quyết.
Cung nữ luôn bên cạnh phục vụ hoàng đế, có thể dẫn đến cuộc cạnh tranh với các hậu phi để giành sự ưu ái của hoàng đế. Như vậy hậu cung tắc loạn.
Thái giám có thể làm vệ sĩ
Nghe điều này, bạn chớ cười. Rất nhiều thái giám trong Hoàng cung biết chút võ.
Trong Hoàng cung có rất nhiều nơi mà thị vệ không được tùy tiện ra vào như hậu cung. Vì vậy, đề phòng hoàng đế bị sát hại trong hậu cung hoặc có thích khách, thái giám còn có thể ra tay bảo vệ kịp thời. Nếu là cung nữ, sẽ khó làm việc này, vì phụ nữ nói chung ít người có võ công cao cường.
Thái giám tuy không phải là một người đàn ông bình thường, nhưng cũng đã từng là đàn ông (Ảnh minh họa)
Có "tuổi nghề" dài và giúp hoàng đế cân bằng quyền lực
Thái giám cơ bản vào Hoàng cung, chủ yếu dựa vào hoàng đế, và thái giám không có con cháu, không cần quan tâm vướng bận đến ai, cho nên khá nhiều thái giám trung thành. Điều này cũng giải thích vì sao hoàng đế dựa vào thái giám để cân bằng các thế lực (ngoại thích và triều thần).
Thái giám còn có thể thay hoàng đế làm những việc mà hoàng đế không muốn “ra mặt” trực tiếp. Ví dụ thấy quan đại thần nào không vừa mắt, hoàng đế có thể lệnh cho thái giám ra tay.
Thời gian phục dịch của các cung nữ trong cung cũng khá ngắn. Ví dụ các cung nữ dưới triều Thanh đến 25 tuổi là xuất cung, gả chồng. Theo cách này, cung nữ phục vụ trong cung sẽ thay người theo từng đợt. Thái giám thì không cần thay vì tuổi tác.
Giúp hoàng đế giám sát quân đội và một số công việc khác
Trong rất nhiều việc, hoàng đế muốn nắm rõ tình hình cần phải dùng người tâm phúc để giám sát. Việc này mà giao cho quan đại thần, chắc chắn hoàng đế sẽ không yên tâm tin tưởng bằng giao cho thái giám.
Thái giám còn có thể giám sát quân đội. Các võ tướng cuối triều Đường khi ra ngoài dẹp loạn, cần có hoạn quan giám sát, đề phòng họ làm phản. Thậm chí thái giám triều Tống còn có thể trực tiếp cầm quân đánh dẹp, như Đồng Quán là hoạn quan đồng thời là tướng quân lãnh dạo trấn áp cuộc khởi nghĩa Phương Lạp.
Là "bạn đồng hành”
Thái giám tuy không phải là một người đàn ông bình thường, nhưng cũng đã từng là đàn ông. Thỉnh thoảng Hoàng đế muốn vận động cơ thể, thái giám có thể tham gia phối hợp luyện tập.
Nhiều thái giám từ nhỏ đã đảm nhiệm việc chăm sóc hoàng đế. Cho nên sau khi hoàng đế đăng cơ, dĩ nhiên hoàng đế cũng muốn dùng người đã từng gắn bó phục vụ mình.
Thái giám rất “được việc” nên hoàng đế luôn muốn có thái giám tâm phúc (Ảnh minh họa)
Thái giám là sản phẩm dị dạng của xã hội phong kiến, đa số có cuộc sống khá bi thảm. Trong cung, họ hầu như không được coi như con người, làm gì sai một chút cũng đều bị phạt nặng. Rất ít người trong số đó được trở thành “đại thái giám”. Phần lớn thái giám sống cuộc đời “phục dịch”, có khi còn ảm đạm.
Thái giám cuối cùng của Trung Quốc Tôn Diệu Đình cho biết: “Các thái giám mùa hè cần phải mặc áo choàng bằng vải lanh, đi ủng sa tanh. Khi đó trong kinh thành hay lưu truyền một câu nói: “ngươi mặc nhiều như vậy, ngươi có muốn làm thái giám không ?”.
Ông giải thích: “Có chuyện này là vì thái giám thường xuyên bị rò rỉ nước tiểu, gây ra mùi nên họ phải thường xuyên nhét vào trong quần một cái khăn và luôn tắm rửa sạch sẽ. Nếu không thì mùi khó chịu sẽ bị Hoàng thượng ngửi thấy và như vậy sẽ là bất kính, phải chịu tội”.
Tôn Diệu Đình còn cho biết thêm: “Ban đêm phục vụ các phi tần, thái giám không dám ngủ. Để tránh ngủ gật, họ còn phải nhét quả ké vào trong giày, khi buồn ngủ quả ké châm vào chân đau râm ran sẽ tỉnh dậy. Nếu như không may ngủ quên trong ca trực đêm thì sẽ bị đánh đòn. Cho nên cuộc sống của thái giám cũng không khá hơn cung nữ là bao”.
Từ những nội dung trên, có thể thấy thái giám rất “được việc” nên hoàng đế luôn muốn có thái giám tâm phúc.