Được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc có niên đại từ thế kỷ 17, là một bảo vật quốc gia với những giá trị mỹ thuật đặc sắc của Việt Nam.Tượng có nguồn gốc từ chùa chùa Mật Sơn (Bố Vệ, Đông Sơn, Thanh Hóa), tái hiện chân dung bà Trịnh Thị Ngọc Trúc (1595 - 1660), hoàng hậu thời vua Lê Thần Tông.Tượng được tạc bằng gỗ nguyên khối, có chiều cao 111cm, tạo hình trong tư thế chân xếp bằng kiểu Kiết già toàn phần, một tay ngửa ra đặt trong lòng đùi, tay kia giơ ngang ngực kết ấn Vô Úy.Thế tay này tượng trưng cho sự phổ độ chúng sinh, đồng thời thể hiện tâm Phật của Hoàng hậu Trịnh.Trang phục của tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc là loại triều phục với ba lớp áo trong và một áo vân kiên khoác ngoài. So với hầu hết các tác phẩm điêu khắc tượng từ thế kỷ 17 trở về sau, đây là bức tượng có trang phục cầu kỳ nhất.Riêng tấm áo choàng vân kiên của tượng được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật chạm khắc gỗ Việt Nam với mô típ lưỡng long triều phụng (đôi rồng chầu phượng) trước ngực.Điểm lôi cuốn nhất của pho tượng chính là gương mặt tươi sáng rạng rỡ, phúc hậu, chân thực với dái tai dài, cổ cao ba ngấn.Chiếc vương miện được chạm khắc tỉ mỉ với nhiều lớp khác nhau, phía trước có tạc tượng A Di Đà ngồi tọa thiền. Đây là biểu tượng thường thấy trên các pho tượng Quan Âm, thể hiện sự kính ngưỡng của dân gian dành cho hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc.Cổ hoàng hậu đeo chuỗi hạt rủ mềm xuống lòng đùi.Các nhà nghiên cứu mỹ thuật đánh giá, pho tượng hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc là tác phẩm đẹp nhất, đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc tượng chân dung người Việt thế kỷ 17.Sau hơn 300 năm tồn tại, pho tượng vẫn còn nguyên vẹn với màu sắc và nước sơn nguyên bản từ khi mới được tạo tác.Ngược dòng lịch sử, Trịnh Thị Ngọc Trúc nổi tiếng là một Hoàng hậu sùng đạo Phật và có học vấn uyên thâm. Bà là người biên soạn cuốn từ điển Hán - Nôm Chí Nam Ngọc Âm giải nghĩa - bộ bách khoa thư đầu tiên của Việt Nam.Sau khi mất, bà được nhiều nơi tạc tượng thờ nhưng pho tượng ở chùa Mật là pho tượng đặc sắc nhất còn được lưu giữ đến nay. (Bài có tham khảo tư liệu của Cục Di sản văn hóa).
Được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc có niên đại từ thế kỷ 17, là một bảo vật quốc gia với những giá trị mỹ thuật đặc sắc của Việt Nam.
Tượng có nguồn gốc từ chùa chùa Mật Sơn (Bố Vệ, Đông Sơn, Thanh Hóa), tái hiện chân dung bà Trịnh Thị Ngọc Trúc (1595 - 1660), hoàng hậu thời vua Lê Thần Tông.
Tượng được tạc bằng gỗ nguyên khối, có chiều cao 111cm, tạo hình trong tư thế chân xếp bằng kiểu Kiết già toàn phần, một tay ngửa ra đặt trong lòng đùi, tay kia giơ ngang ngực kết ấn Vô Úy.
Thế tay này tượng trưng cho sự phổ độ chúng sinh, đồng thời thể hiện tâm Phật của Hoàng hậu Trịnh.
Trang phục của tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc là loại triều phục với ba lớp áo trong và một áo vân kiên khoác ngoài. So với hầu hết các tác phẩm điêu khắc tượng từ thế kỷ 17 trở về sau, đây là bức tượng có trang phục cầu kỳ nhất.
Riêng tấm áo choàng vân kiên của tượng được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật chạm khắc gỗ Việt Nam với mô típ lưỡng long triều phụng (đôi rồng chầu phượng) trước ngực.
Điểm lôi cuốn nhất của pho tượng chính là gương mặt tươi sáng rạng rỡ, phúc hậu, chân thực với dái tai dài, cổ cao ba ngấn.
Chiếc vương miện được chạm khắc tỉ mỉ với nhiều lớp khác nhau, phía trước có tạc tượng A Di Đà ngồi tọa thiền. Đây là biểu tượng thường thấy trên các pho tượng Quan Âm, thể hiện sự kính ngưỡng của dân gian dành cho hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc.
Cổ hoàng hậu đeo chuỗi hạt rủ mềm xuống lòng đùi.
Các nhà nghiên cứu mỹ thuật đánh giá, pho tượng hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc là tác phẩm đẹp nhất, đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc tượng chân dung người Việt thế kỷ 17.
Sau hơn 300 năm tồn tại, pho tượng vẫn còn nguyên vẹn với màu sắc và nước sơn nguyên bản từ khi mới được tạo tác.
Ngược dòng lịch sử, Trịnh Thị Ngọc Trúc nổi tiếng là một Hoàng hậu sùng đạo Phật và có học vấn uyên thâm. Bà là người biên soạn cuốn từ điển Hán - Nôm Chí Nam Ngọc Âm giải nghĩa - bộ bách khoa thư đầu tiên của Việt Nam.
Sau khi mất, bà được nhiều nơi tạc tượng thờ nhưng pho tượng ở chùa Mật là pho tượng đặc sắc nhất còn được lưu giữ đến nay. (Bài có tham khảo tư liệu của Cục Di sản văn hóa).