Bằng tài năng, trí thông minh, khả năng lãnh đạo tài tình, John Pierpont Morgan đã khiến công chúng ngưỡng mộ khi thành lập Tập đoàn Thép Hoa Kỳ với số vốn hàng tỷ USD cũng như là người người thao túng ngành công nghiệp nước Mỹ. Ông đã trở thành một huyền thoại của nước Mỹ với nhiều điều đáng học hỏi.
Tài năng vượt trội
|
Doanh nhân giàu có người Mỹ John Pierpont Morgan. Ảnh: Christopher Levenick. |
Sinh năm 1837, tại Hartford, bang Connecticut, Mỹ, tỷ phú John Pierpont Morgan sinh trưởng trong một gia đình có cha là Junius Spencer Morgan – chủ một cửa hiệu chuyên bán sỉ thức ăn khô. Cha của ông Morgan đã hậu thuẫn rất lớn cho con trai phát triển sự nghiệp. Thành công của ông có một phần không nhỏ từ sự giúp đỡ, ủng hộ của người cha.
Ông Morgan đã theo học tại ĐH Gottingen ở Đức trước khi bắt đầu gây dựng sự nghiệp ở New York, Mỹ. Vào năm 1861, J.Pierpont Morgan cho thành lập hãng J.P.Morgan. Khi ấy, ông mới 24 tuổi.
Sự nghiệp của ông thực sự nở rộ khi nước Mỹ xảy ra cuộc Nội chiến năm 1861. Ông Morgan đã coi thời điểm lịch sử cam go, ác liệt này là cơ hội kinh doanh lớn.
Đến năm 1870, J.P.Morgan cho Chính phủ Pháp vay tiền trong cuộc chiến tranh chống lại Ottovon Bismarck. Sự kiện này khiến J.P.Morgan trở thành tập đoàn đầu tiên làm ăn với chính phủ các nước.
Kế đến, năm 1871, ông cùng với gia đình Drexel ở Philadelphia thành lập Hãng tài chính Drexel - Morgan và gặt hái được nhiều thành công. Về sau, công ty này đổi tên thành Công ty J.P.Morgan. Dưới sự lãnh đạo của ông, Công ty J.P.Morgan có những bước phát triển vượt bậc, có quan hệ làm ăn với nhiều công ty, doanh nghiệp lớn ở Mỹ cũng như các nước trên thế giới ở nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, đường sắt, công nghiệp...
Với sự nghiệp đồ sộ, John Pierpont Morgan trở thành một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới với khối tài sản khổng lồ. Thậm chí, ông còn được ca ngợi và gọi là "Napoleon của Phố Wall" bởi những thành tích khủng trong sự nghiệp mà không phải ai cũng làm được.
Thành công bằng việc tạo dựng những mối quan hệ rộng
|
Ảnh: Biography.com. |
Để trở thành một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới, tỷ phú John Pierpont Morgan có những bí quyết thành công riêng. Trong đó, việc tạo dựng những mối quan hệ rộng và sâu sắc là một trong những bí quyết thành công của ông.
Vị doanh nhân này đã gây dựng mối quan hệ với nhiều chuyên gia tài chính, kinh doanh hàng đầu của Mỹ cũng như ở nhiều nước khác. Thông qua những mối quan hệ trên, ông có những lời khuyên hữu ích trong các cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng kinh doanh.
Giống như nhiều tỷ phú trên thế giới, John Pierpont Morgan từng nếm trải không ít thất bại cay đắng. Tuy nhiên, sau mỗi lần vấp ngã, ông đã đứng lên và rút được những kinh nghiệm quý báu để không bao giờ mắc lại sai lầm tương tự.
Để thành công trong kinh doanh, ông Morgan cho rằng việc tạo dựng niềm tin có ý nghĩa quan trọng là là yếu tố cốt lõi.
“Điều đầu tiên tôi quan tâm đó là niềm tin. Tôi không thể bỏ tiền hay bất cứ tài sản gì cho một người mà tôi không biết rõ hoặc biết nhưng không có sự tin tưởng. Tôi cho rằng cơ sở cốt lõi của kinh doanh là việc tạo dựng niềm tin”, ông Morgan nói.
Nhờ vậy mà J.P.Morgan đã gây dựng được uy tín và lòng tin cậy đáng ngưỡng mộ. Các ngân hàng trên thế giới đều dành cho ông sự tin tưởng cao.
Thoát chết khi hủy vé tàu Titanic
|
Ảnh: armstrong-history.wikispaces.com. |
John Pierpont Morgan khổng chỉ nổi tiếng bởi sự nghiệp đồ sộ mà cuộc sống riêng của ông được công chúng quan tâm lớn. Tuy nhiên, vị doanh nhân này hiếm khi chia sẻ về cuộc sống riêng tư nên những thông tin ít ỏi về đời sống cá nhân của ông luôn nhận được sự quan tâm lớn của công chúng.
Ví dụ như không nhiều người biết ông đã thoát chết khi có quyết định vào giờ chót là hủy vé tàu Titanic năm 1912. Khi ấy, con tàu này đã chìm ở Đại Tây Dương khiến hàng ngàn người thiệt mạng.
Chia sẻ về lần chết hụt trên, ông Morgan nói: “Trong cuộc sống, thất thoát tiền bạc không phải là điều đáng kể. Cái chết mới là điều đáng sợ nhất”.
Không chỉ giỏi kinh doanh, ông Morgan còn là một người thích nghiên cứu khoa học nhân văn. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ông nhận được tấm bằng Lịch sử của ĐH Göttingen. Về sau, vị doanh nhân thành đạt này đã tham gia vào việc thành lập và đóng góp kinh phí lớn cho Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan. Hành động ý nghĩa này của ông được công chúng đánh giá cao.