Nằm tại thôn Nỏ Bạn, xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội, lăng đá Quận Vân được giới khảo cổ đánh giá là lăng mộ đá cổ đồ sộ thứ hai của Việt Nam, chỉ sau khu lăng mộ Hoàng Cao Khải ở khu vực nội thành Hà Nội.Lăng được xây dựng từ năm 1733, là nơi an táng Đô đốc Đại giang Quận công Đỗ Bá Phẩm. Toàn bộ khu lăng rộng khoảng 4 sào Bắc Bộ, chia làm ba phần cổng lăng, khu sinh phần và mộ.Khu cổng lăng bắt đầu từ tượng chó đeo vòng lục lạc, ngồi canh cổng.Qua tượng chó đá là hai pho tượng võ sĩ lực lưỡng, có vai trò như hai người lính gác vĩnh cửu.Tượng được chạm khắc theo phương pháp tả thực, đường nét rất sống động.Phía sau hai võ sĩ là hòn non bộ và hồ nước nhỏ có thành bằng đá.Khu sinh phần cách cổng lăng khoảng 15m, là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật kiến trúc của công trình.Trước khu sinh phần, thẳng theo trục thần đạo của lăng mộ là hương án tiền, cao khoảng 1,5m. Mặt hướng án rộng 1,22m x 1,65m, bốn góc chạm hoa văn, thân khắc "Lưỡng nghệ châu lư hương" cùng các tiểu tiết trang trí là đài sen, mây, lửa…Hai bên hương án tiền là hai đẳng thờ bằng đá, mặt được bào soi và khắc gờ chỉ công phu.Cách mỗi đẳng thờ không xa là một tương voi phục có kích thước lớn, tạo thành một cặp đăng đối hai bên hương án tiền.Sau hương án tiền là hương án trung với tượng chó và tượng ngựa đối xứng hai bên.Hương án trung là một cụm gồm hai hương án, cái sau cao hơn cái trước. Trên hương án sau đặt một chiếc ngai bằng đá, kiểu dáng giống những chiếc ngai gổ thường được đặt trong hậu cung các đình làm để thờ bài vị thành hoàng.Ngai được chạm lộng và chạm bóng khá sắc sảo, không thua kém gì chạm khắc trên gỗ.Sau hương án trung là nhà bia, công trình kết thúc khu sinh phần. Trước nhà bia có một sập đá và cặp tượng nghê.Đôi nghê chầu được tạo hình với mồm ngậm ngọc, dáng khỏe khoắn và sinh động. Nghê bên trái đặt chân lên nghê con, nghê bên phải đặt chân lên quả cầu.Nhà bia cao 4m, có bốn cột đỡ lấy tấm mái cong bốn phía, nóc có chỏm tháp nhô lên. Công trình này gồm 20 chi tiết lắp ghép với nhau hoàn toàn bằng mộng, không hề sử dụng một chất kết dính nào.Bên trong nhà bia có một tấm bia cỡ lớn, cao 2,15m, rộng 1,25m, dày 0,42m được đựng tháng 11/1733, mặt trước ghi lại công đức ba đời của Quận công Đỗ Bá Phẩm, mặt sau để trống.Mộ phần nằm sau nhà bia, hình mui rùa nhưng có chóp đỉnh và bốn mái cong.Với gần 30 chi tiết kiến trúc tinh tế được tạo tác bằng các khối đá đồ sộ, lăng đá Quận Vân thực sự là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc độc đáo, là minh chứng về tài năng sáng tạo của người Việt xưa.Theo sử sách ghi lại, Quận công Đỗ Bá Phẩm quê gốc ở làng Vân La Thượng (nay thuộc xã Vân Tảo) nên nhân dân quen gọi là Quận Vân. Ông từng giữ chức trấn thủ trấn Sơn Nam, được chúa Trịnh Cương giao cho làm chức tư giảng, chuyên dạy dỗ thế tử Trịnh Giang.Năm 1733, tìm thấy thế đất hợp phong thủy, ông cho người chở đá từ Đông Triều (Quảng Ninh) về xây lăng làm nơi an nghỉ vĩnh hằng.Nhưng lăng chưa kịp hoàn thiện thì có gian thần trong triều dèm pha với chùa Trịnh Giang cho rằng Quận công mưu đồ làm phản, nên ông bị đày ra Quảng Ninh rồi mất ở đây. Sau đó, khu lăng đá của ông bị bỏ hoang một thời gian dài.Trong trận lũ lịch sử năm 1914, phù sa bồi dày hơn 2 m lên cánh đồng trũng, phủ kín quần thể lăng đá. Năm 1986, khi cải tạo ruộng đồng, người dân tái phát hiện khu lăng mộ. Các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật và khôi phục lại công trình.Với những quy mô to lớn cùng vẻ đẹp hiếm có, khu lăng đá đã được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam năm 2003.Theo các chuyên gia khảo cổ, lăng đá Quận Vân vẫn còn ẩn chứa nhiều bí mật chưa được phát lộ. Đáng tiếc rằng khu di tích đang bị xuống cấp dần theo thời gian do tác động của thời tiết và không có kinh phí tu sửa thường xuyên nên...
Nằm tại thôn Nỏ Bạn, xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội, lăng đá Quận Vân được giới khảo cổ đánh giá là lăng mộ đá cổ đồ sộ thứ hai của Việt Nam, chỉ sau khu lăng mộ Hoàng Cao Khải ở khu vực nội thành Hà Nội.
Lăng được xây dựng từ năm 1733, là nơi an táng Đô đốc Đại giang Quận công Đỗ Bá Phẩm. Toàn bộ khu lăng rộng khoảng 4 sào Bắc Bộ, chia làm ba phần cổng lăng, khu sinh phần và mộ.
Khu cổng lăng bắt đầu từ tượng chó đeo vòng lục lạc, ngồi canh cổng.
Qua tượng chó đá là hai pho tượng võ sĩ lực lưỡng, có vai trò như hai người lính gác vĩnh cửu.
Tượng được chạm khắc theo phương pháp tả thực, đường nét rất sống động.
Phía sau hai võ sĩ là hòn non bộ và hồ nước nhỏ có thành bằng đá.
Khu sinh phần cách cổng lăng khoảng 15m, là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật kiến trúc của công trình.
Trước khu sinh phần, thẳng theo trục thần đạo của lăng mộ là hương án tiền, cao khoảng 1,5m. Mặt hướng án rộng 1,22m x 1,65m, bốn góc chạm hoa văn, thân khắc "Lưỡng nghệ châu lư hương" cùng các tiểu tiết trang trí là đài sen, mây, lửa…
Hai bên hương án tiền là hai đẳng thờ bằng đá, mặt được bào soi và khắc gờ chỉ công phu.
Cách mỗi đẳng thờ không xa là một tương voi phục có kích thước lớn, tạo thành một cặp đăng đối hai bên hương án tiền.
Sau hương án tiền là hương án trung với tượng chó và tượng ngựa đối xứng hai bên.
Hương án trung là một cụm gồm hai hương án, cái sau cao hơn cái trước. Trên hương án sau đặt một chiếc ngai bằng đá, kiểu dáng giống những chiếc ngai gổ thường được đặt trong hậu cung các đình làm để thờ bài vị thành hoàng.
Ngai được chạm lộng và chạm bóng khá sắc sảo, không thua kém gì chạm khắc trên gỗ.
Sau hương án trung là nhà bia, công trình kết thúc khu sinh phần. Trước nhà bia có một sập đá và cặp tượng nghê.
Đôi nghê chầu được tạo hình với mồm ngậm ngọc, dáng khỏe khoắn và sinh động. Nghê bên trái đặt chân lên nghê con, nghê bên phải đặt chân lên quả cầu.
Nhà bia cao 4m, có bốn cột đỡ lấy tấm mái cong bốn phía, nóc có chỏm tháp nhô lên. Công trình này gồm 20 chi tiết lắp ghép với nhau hoàn toàn bằng mộng, không hề sử dụng một chất kết dính nào.
Bên trong nhà bia có một tấm bia cỡ lớn, cao 2,15m, rộng 1,25m, dày 0,42m được đựng tháng 11/1733, mặt trước ghi lại công đức ba đời của Quận công Đỗ Bá Phẩm, mặt sau để trống.
Mộ phần nằm sau nhà bia, hình mui rùa nhưng có chóp đỉnh và bốn mái cong.
Với gần 30 chi tiết kiến trúc tinh tế được tạo tác bằng các khối đá đồ sộ, lăng đá Quận Vân thực sự là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc độc đáo, là minh chứng về tài năng sáng tạo của người Việt xưa.
Theo sử sách ghi lại, Quận công Đỗ Bá Phẩm quê gốc ở làng Vân La Thượng (nay thuộc xã Vân Tảo) nên nhân dân quen gọi là Quận Vân. Ông từng giữ chức trấn thủ trấn Sơn Nam, được chúa Trịnh Cương giao cho làm chức tư giảng, chuyên dạy dỗ thế tử Trịnh Giang.
Năm 1733, tìm thấy thế đất hợp phong thủy, ông cho người chở đá từ Đông Triều (Quảng Ninh) về xây lăng làm nơi an nghỉ vĩnh hằng.
Nhưng lăng chưa kịp hoàn thiện thì có gian thần trong triều dèm pha với chùa Trịnh Giang cho rằng Quận công mưu đồ làm phản, nên ông bị đày ra Quảng Ninh rồi mất ở đây. Sau đó, khu lăng đá của ông bị bỏ hoang một thời gian dài.
Trong trận lũ lịch sử năm 1914, phù sa bồi dày hơn 2 m lên cánh đồng trũng, phủ kín quần thể lăng đá. Năm 1986, khi cải tạo ruộng đồng, người dân tái phát hiện khu lăng mộ. Các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật và khôi phục lại công trình.
Với những quy mô to lớn cùng vẻ đẹp hiếm có, khu lăng đá đã được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam năm 2003.
Theo các chuyên gia khảo cổ, lăng đá Quận Vân vẫn còn ẩn chứa nhiều bí mật chưa được phát lộ. Đáng tiếc rằng khu di tích đang bị xuống cấp dần theo thời gian do tác động của thời tiết và không có kinh phí tu sửa thường xuyên nên...