Nguồn gốc minh hôn được cho là từ... Tào Tháo
Tục minh hôn đám cưới có người chết trẻ chưa có gia đình đã có từ rất lâu ở đất nước Trung Quốc. Dù không biết đích xác là thời gian nào nhưng theo một vào câu chuyện, cũng như những điển tích để lại thì tục minh hôn do Tào Táo khởi sướng ra. Tương truyền rằng con trai Tào Tháo là Tào Xung chẳng may yểu mệnh, chết khi chưa lập gia đình, Tào Tháo thương con trai nên muốn tìm một tiểu thư gia đình quyền quý đã chết để kết duyên cùng Tào Xung để dưới âm tuyền anh được vui vẻ.
Một thời gian sau đó, ở trong khu vực có một người con gái chết trẻ mang họ Chân. Tào Tháo liền đến gia đình cô gái để nói chuyện. Rôi hai bên gia đình chọn ngày lành tháng tốt tổ chức "đám cưới ma" như thật, sau đó làm đám tang, chôn tiểu thư họ Chân cùng một chỗ với Tào Xung.
Vì sao phải tổ chức Minh hôn?
Đối với phụ nữ
Trong phong tục tập quán của người Trung Quốc rất quan trọng việc thờ cúng tổ tiên. Bên cạnh đó, Trung Quốc là đất nước trọng nam khinh nữ nên họ luôn quan niệm “con gái không phải con mình”. Chính vì vậy, nêu như con gai chết trẻ chưa kịp xuất giá thì sau khi chết người nhà cha mẹ sẽ không có quyền thờ cúng. Những hồn ma này sẽ trở thành ma đói, ma khát. Chính vì vậy, những bậc làm cha mẹ vì thương xót con giá họ sẽ tìm một mối lương duyên một người nam chết trẻ để gắn kết tơ hồng. Và con gái của họ sẽ được nhà nhà chồng nhang khói.
Tuy nhiên, nếu không tìm được duyên âm phù hợp, không có chàng trai chết trẻ nào phù hợp tuổi với cô gái, thì nhà gái ( nếu có tiền) họ sẽ tìm cách “mua rể” sống – Tức những chàng trai còn sống nhưng chưa vợ, nhưng gia cảnh bần cùng, đến kết duyên âm cùng con gái họ. Rồi sau đó, chàng trai này sẽ mang bài vị người con gái đã khuất về nhà minh nhang khói, cúng giỗ.
Đối với đàn ông
Theo quan niệm dân gian, với những chàng trai chết trẻ chưa có gia đình thì sáng thế giới bên kia họ vẫn cô đơn. Người nhà lo sợ họ sẽ "bắt" một thành viên trong gia đình sang cõi âm để bầu bạn cùng. Chính vì vậy, họ thường tìm cách cưới vợ cho người con trai chết trẻ đó. Nếu như họ không tìm thấy người con gái chết trẻ hợp tuổi thì hoàn toàn có thể mua vợ sống. Những cô gái có gia cảnh nghèo khổ lấy người chồng đó và về làm dâu nhưng sớm chịu cảnh góa bụa.
Bên cạnh đó, trong văn hóa Trung Quốc, em trai không thể kết hôn trước anh trai. Trong trường hợp người anh trai đã qua đời thì gia đình phải làm "đám cưới ma" để người em trai còn sống có thể đi lấy vợ sinh con nối dõi cho gia đình .
Quy trình tổ chức Minh hôn
Để có thể minh hôn trước tiên cha của hai bên cần phải tìm “quỷ mai mối” đi dạm hỏi cưới xin, sau đó tiến hành xem quẻ. Nếu quẻ đồng ý cho cưới thì hồn ma của đôi nam nữ sẽ được may áo cưới rồi cử hành hôn lễ, chôn cất hai người cùng một mộ.
Một nghi thức minh hôn cũng linh đình rình rang như một đám cưới bình thường vậy. Trong đám cưới minh hôn bên nhà trai cũng phải tặng lễ vật cho nhà gái, mọi đồ ăn thức uống đều là thật, chỉ có duy nhất quần áo và trang sức là đồ vàng mã được đốt sau lễ âm hôn để cô dâu hưởng dưới suối vàng. Trong quá trình đốt vàng mã, nhà trai sẽ đứng quây xung quanh, đánh trống thổi kèn.
Nếu như cả cô dâu chú rể đều qua đời thì trong nghi thức âm hôn, hình ảnh của họ được đại diện bằng hình nhân thế mạng đặt trên bàn thờ. Nếu như một cưới bình thường, những người thân trong gia đình thường tặng quà cho cặp vợ chồng mới cưới như đồ trang sức, tủ lạnh, bàn trang điểm, tiền mặt... Trong đám cưới ma những đồ vật này sẽ được thay bằng vàng mã sau đó sẽ được đốt cùng hình nhân cô dâu chú rể được sống dư dả giàu có ở cõi âm. Rồi sau đó, hai gia đình chọn ngày lành tháng tốt bốc mộ và cho hai thi thể chôn cạnh nhau để cả hai được bầu bạn.
Nếu như trong nghi thức minh hôn có chú rể hoặc cô dâu là người còn sống thì sẽ có 1 người sống cầm ảnh người đã khuất. Chú rể sẽ đeo găng tay màu đen thay vì màu trắng trong đám cưới thông thường. Nếu cô rau là người còn sống thì vẫn chùm khẳn voan đỏ, mặc áo đỏ tượng trưng cho hỷ sự, được trao vàng bạc, châu báu như bình thường. Mọi nghi thức diễn ra như một đám cưới của người sống vậy. Ngày nay khi quan niệm của con người dần dần đổi khác tục minh hôn không còn nhiều. Nhưng ở những nơi lạc hậu, vùng sâu vùng xa, ở Trung Quốc vẫn còn tục lệ này.