Coi thường người khác
Luôn có một số người thích coi thường người khác. Nếu nhu cầu của bản thân không được đáp ứng, họ sẽ dùng những lời nói chua ngoa để đả kích đối phương.
Thực tế thì con người ai cũng vậy, khi gặp phải thứ mình muốn mà không có được thì sinh lòng ghen ghét, đố kỵ. Tuy nhiên, sự đố kỵ ở mức độ vừa phải có thể kích thích tinh thần chiến đấu và hướng bản thân về phía trước, nhưng một khi nó quá trớn, nó sẽ kéo bản thân vào vũng lầy. Tâm lý mất cân bằng không chỉ khiến người khác bị tổn thương mà còn làm cạn kiệt phúc khí.
Thay vì la hét, áp đặt người khác, tốt hơn hết bạn nên tập trung vào mục tiêu của mình, sống hòa nhã để bản thân trở nên tốt đẹp hơn.
Không biết hợp tác
Muốn đi nhanh hãy đi một mình – muốn đi xa hãy đi cùng nhau.
Đã qua rồi cái thời đơn phương độc mã chiến đấu, chỉ dựa vào năng lực của bản thân mình. Khi có những đoàn đội giỏi, bạn mới có thị trường. Trong làm ăn kinh doanh, 1+1 chưa chắc đã bằng 2, có thể là 11, 20 hay thậm chí là âm (-).
Dễ bị tổn thương
Người dễ bị tổn thương sẽ không làm được việc lớn. Họ dễ rơi vào bế tắc hay trầm mặc chỉ vì một câu nói bâng quơ, một cái nhìn không thiện cảm từ người đối diện, để rồi không chỉ làm tổn thương chính mình mà còn làm tổn thương người khác.
Muốn thành công, bạn bắt buộc phải mạnh mẽ, buông bỏ những điều không đáng.
Không biết chừa cho mình đường lui
Ổn định không phải là một quy trình lặp đi lặp lại công việc hàng ngày. Đây là điều rất nguy hiểm, không có nguy cơ chính là nguy cơ lớn nhất và một khi hài lòng với hiện tại thì đó sẽ là cái hố sâu chôn chính bạn.
Sống ở đời cần phải biết chủ động tạo cho mình một đường lui, đừng đợi đến khi thất thế mới loay hoay tìm lối đi.
Tầm nhìn hạn hẹp
Nếu chỉ quan tâm đến cái lợi trước mắt, bạn sẽ đánh mất tương lai. Nếu chỉ quan tâm đến những khoản tiền nhỏ, bạn sẽ mất đi những khoản tiền lớn. Không có bài học nào không trả giá bằng tiền bạc, kinh nghiệm, công sức và nước mắt. Đừng tính toán so đo quá nhiều, tuổi trẻ là cần trải nghiệm.
Sống nhu nhược, ỷ lại
Những người phải sống trong hoàn cảnh khó khăn đáng được chúng ta yêu thương và giúp đỡ. Tuy nhiên, những người mang “lòng dạ nghèo nàn” thường không phải vì họ nghèo mà vì họ mất đi sự cầu tiến, nhu nhược, ỷ lại vào người khác.
Người xưa nói: “Nghèo khó chớ than trời xanh” Thực ra, nghèo khó không có gì đáng xấu hổ, nhưng nếu “nghèo” đến mức mất đi lòng tự trọng, tự tôn, luôn cảm thấy cả thế giới có lỗi với mình và mang nợ mình, điều này sẽ khiến người ta coi thường.
Bi quan
Những người có trái tim nghèo nàn thường than phiền và bỏ cuộc, họ quen đổ lỗi thất bại của mình cho môi trường và người khác mà không biết rằng cuộc sống của họ bị kéo xuống bởi tâm lý này.
Số phận của một người có mối quan hệ chặt chẽ nhất với tâm lý. Trong tâm lý học, đây được gọi là " hiệu ứng mỏ neo", có nghĩa là những ý tưởng mà con người gieo trồng trong lòng giống như những chiếc mỏ neo chìm xuống đáy biển, ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của chúng ta.
Những người nghèo trong tâm từ lâu đã vẽ nên sự bi quan làm màu cho cuộc sống của họ. Trong trường hợp gặp khó khăn, họ thở dài, than phiền, trách móc vì nghèo khó.
Nhưng họ không biết rằng, trong tâm người ta nghĩ gì, miệng sẽ nói ra như thế. Miệng họ nói gì, thế giới sẽ đáp lại họ như vậy
Càng bi quan, càng kém may mắn. Bạn càng phàn nàn, bạn càng gặp nhiều rắc rối và xui xẻo. Cuối cùng, cuộc sống sẽ chỉ rơi vào một vòng lặp vô hạn.