Từ Hi Thái hậu cả đời làm 1 bài thơ, lưu truyền đến ngày nay

Google News

Cả đời chỉ làm 1 bài thơ, thật không ngờ tác phẩm này của Từ Hi Thái hậu lại trở nên nổi tiếng và được lưu truyền cho đến ngày nay.

Từ Hi Thái hậu (1835 – 1908) là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử nhà Thanh, nắm trong tay quyền lực trọng yếu làm khuynh đảo triều chính.

Vào năm 17 tuổi, thông qua cuộc tuyển chọn tú nữ, Từ Hi Thái hậu được tiến cung và trở thành Lan Quý nhân. Vài năm sau đó, bà được tấn phong làm Quý phi nhờ sinh được cho hoàng đế Hàm Phong người con trai duy nhất là Tải Thuần, tức hoàng đế Đồng Trị sau này.

Tu Hi Thai hau ca doi lam 1 bai tho, luu truyen den ngay nay

Nhan sắc thời trẻ của Từ Hi Thái hậu được phục dựng. Hình ảnh cho thấy vị thái hậu này đích thực là một mỹ nhân khi còn trẻ.

Đến năm Hàm Phong thứ 9 (năm 1859), do liên quân Anh – Pháp tiến vào Bắc Kinh nên hoàng đế Hàm Phong chạy lên cung điện Nhiệt Hà.

Vào năm 1861, hoàng đế Hàm Phong băng hà ở Tị Thủ Sơn Trang tẩm cung. Thái tử Tải Thuần khi đó mới 5 tuổi đã lên ngôi hoàng đế, sử gọi là Đồng Trị Đế.

Trước khi qua đời, hoàng đế Hàm Phong đã ban cho hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị (tức Từ An Thái hậu) và thái tử Tải Thuần mỗi người một con dấu. Vì Tải Thuần còn nhỏ nên con dấu được mẹ là Ý Quý phi Na Lạp thị (tức Từ Hi Thái hậu) tạm thời bảo quản.

Ngoài ra, vị hoàng đế này còn để lại di chiếu lệnh cho 8 vị đại thần làm phụ chính hỗ trợ cho tiểu hoàng đế xử lý việc triều chính. Thế nhưng, 8 người này lại có dã tâm muốn nắm giữ quyền lực. Do đó, hai vị thái hậu đã bắt tay với Cung Thân Vương để loại trừ 8 vị đại thần trên, đồng thời đoạt lại quyền lực, sử gọi là Tân Dậu chính biến.

Sau đó, Từ Hi Thái hậu trở thành người thống trị quyền lực nhất vào thời kỳ cuối của nhà Thanh khi buông rèm nhiếp chính trong hơn 40 năm. Vị thái hậu này có cuộc sống cực kỳ xa hoa và là nhân vật lịch sử gây nhiều tranh cãi về cả công và tội của bà. Một số sử gia cho rằng bà là người chuyên quyền, tàn nhẫn, là nguồn cơn dẫn tới sự sụp đổ của nhà Thanh. Song, cũng có một số lại đề cao những cải cách do bà thực hiện.

Nổi tiếng chuyên quyền, nhưng Từ Hi Thái hậu lại có sở thích đọc thơ. Dù vậy, cả đời vị thái hậu nổi tiếng này cũng chỉ làm duy nhất một bài thơ.

Tu Hi Thai hau ca doi lam 1 bai tho, luu truyen den ngay nay-Hinh-2

Từ Hi Thái hậu buông rèm nhiếp chính hơn 40 năm, hưởng thụ cuộc sống vô cùng xa hoa.

Bài thơ duy nhất của Từ Hi Thái hậu

Vào năm 1876, Từ Hi Thái hậu vốn dĩ định sẽ chúc mừng đại thị 70 tuổi của mẹ mình thật linh đình. Thế nhưng, thật không may, vào đúng ngày đại thọ, có một đoàn sứ thần của nước ngoài đến diện kiến. Để tránh những bất lợi không đáng có, Từ Hi Thái hậu khi đó nắm đại quyền trong tay nên phải đích thân tiếp đãi đoàn sứ thần này. Chính vì vậy, bà phải vắng mặt trong bữa tiệc đại thọ của mẹ mình.

Dù không thể đích thân tới chúc thọ, nhưng Từ Hi Thái hậu lại kêu người mang nhiều lễ vật đã chuẩn bị từ trước tới phủ của mẹ. Đồng thời, bà còn tự tay viết một bài thơ, sai người đóng khung cẩn thận rồi gửi mang đi tăng mẹ.

Tu Hi Thai hau ca doi lam 1 bai tho, luu truyen den ngay nay-Hinh-3

Cả đời Từ Hi Thái hậu chỉ viết một bài thơ. Tác phẩm này được bà dành tặng cho mẹ của mình.

Bài thơ này như sau:

Thế gian đa ma tình tối chân

Lệ huyết dung nhập nhi nữ thân

Đàn kiệt tâm lực chung vì tử

Khả lân thiên hạ phụ mẫu tâm

Đại ý của bài thơ là tình yêu của cha mẹ được coi là thứ tình cảm chân thành nhất trên thế gian, máu và nước mắt đều chảy vào trong cơ thể con cái, suốt đời dành hết tâm lực vì con…

Nếu so sánh với thơ của các vị hoàng đế khác hay các nhà thơ, bài thơ của Từ Hi Thái hậu quả thực bị đánh giá là "dở tệ", thua xa. Thế nhưng, câu cuối cùng của bài thơ này lại được đánh giá rất cao. Cụ thể, "Khả lân thiên hạ phụ mẫu tâm", tạm dịch là "Thương thay cho tâm lòng của cha mẹ trong thiên hạ", đã trở thành câu nói nổi tiếng được lưu truyền cho đến tận ngày nay.

Câu nói này thường được người thời nay nhắc đến khi con cái không thấu hiểu được nỗi khổ tâm của những người làm cha làm mẹ.

Bài thơ của Từ Hi Thái hậu tuy không được đánh giá cao, nhưng lại gửi gắm tâm tư, tình cảm của một người con với mẹ của mình, cũng như tình thương của cha mẹ dành cho con cái. Do đó, bài thơ này được lưu truyền để giáo dục con trẻ về tấm lòng hiếu thảo, con cái cần phải hiếu thuận với cha mẹ.

Theo PV/Thể thao và Văn hóa

>> xem thêm

Bình luận(0)