Bên cạnh tứ đại mỹ nhân nổi tiếng là Điêu Thuyền, Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Dương Quý phi. Lịch sử Trung Hoa thời phong kiến còn ghi lại về bốn nam nhân văn võ song toàn, dung mạo tuấn túa hơn người, khiến nữ nhân mê đắm mỗi dịp diện kiến.
Tuy nhiên, "hồng nhân bạc mệnh" không chỉ ứng với phận nữ nhi, cả bốn nam nhân đều bị câu nói này "vận" vào người.
Phan An
Phan Nhạc (tự An Nhân, đời sau quen gọi là Phan An). Ông là người Trung Mưu, Huỳnh Dương.
Phan An là một nhà văn có tiếng thời Tây Tấn. Ông sở hữu tướng mạo thoát thục, nho nhã, thư sinh, khiến cô nương thời đó chết mê chết mệt. Tương truyền, khi Phan An ra phố, các cô gái đều phải ngần ngơ ngoái đầu nhìn ông.
Tuy nhiên, cuộc đời Phan An lại lắm bi kịch khiến người ta phải thương tiếc cho một nam nhân tài hoa, phong nhã.
|
(Ảnh minh họa) |
Do sở hữu gương mặt đẹp, Phan An sớm được gia tộc Giả thị, đặc biệt là Hoàng hậu Giả Nam Phong trọng dụng. Hoàng hậu vốn nổi tiếng đam mê các anh chàng khôi ngô tuấn tú nên Phan An cũng lợi dụng mối quan hệ này để làm con đường thăng quan tiến chức.
Sử sách ghi lại, Hoàng hậu Giả Nam Phong đã tìm cách phế truất Thái tử và mẹ ruột của ngài để lên nắm quyền. Bà ta mượn tay của Phan An viết một bản tế mạo danh Thái tử tạo phản. Kế hoạch diễn ra suôn sẻ, Thái tử bị phế, mẹ ruột của ngài chết tức tưởi.
Không lâu sau, triều đại của Hoàng hậu Giả Nam Phong bị lật đổ. Phan An cùng những quân cờ dưới chướng bà ta đều bị xử tội.
Phan An không những bị xử tội chết mà còn bị tru di tam tộc. Cái kết của một mỹ nam tài hoa nhưng dấn thân vào vòng xoáy chính trị khiến nhiều người phải lắc đầu tiếc nuối.
Lan Lăng Vương
Lan Lăng Vương Cao Trường Cung thời Bắc Tề nổi danh thiên hạ vì văn võ song toàn, dung mạo cuốn hút. Sử sách không ghi cụ thể về xuất thân của Lan Lăng Vương. Chỉ biết rằng người này là một dũng sĩ thiện chiến, sinh ra và lớn lên trong một gia tộc binh quyền, phục vụ triều đình lâm thời.
Lan Lăng Vương được người đời mệnh danh là chiến thần, đánh đâu thắng đó.
|
(Ảnh minh họa) |
Người ta nói rằng, ông sở hữu dung mạo đẹp tựa thiếu nữ với làn da trắng, gương mặt dịu dàng, mong manh. Do đó, để xông pha nơi sa trường, Lan Lăng Vương luôn đeo một chiếc mặt nạ đáng sợ để che giấu khuôn mặt mình trong khi chỉ huy quân đội. Ông là một người rất mưu trí, trung quân ái quốc và đối xử với tướng lĩnh rất khoan hồng.
Sinh ra trong gia tộc có chức có quyền, có tài thao lược, dung mạo lại đẹp như hoa, cứ tưởng cuộc đời Lan Lăng Vương sẽ êm đẹp. Không ngờ, số phận của ngài cũng rất bi thảm. Lan Lăng Vương bị hoàng đế Cao Vỹ hiểu nhầm là có ý làm phản và ra lệnh xử tử khi mới ở độ tuổi 30.
Vệ Vương Giới
Vệ Vương Giới sống trong thời Ngụy Tấn. Ông là một danh sỹ, một đại mỹ nam được nhiều người ngưỡng mộ.
Sử liệu ghi chép, Vệ Vương Giới có ngoại hình nổi bật hơn người, khôi ngô tuấn tú, đẹp như tạc tượng. Ngày đó, ông thích đi dạo trên phố Lạc Dương rồi ngồi ở đó hướng ánh mắt nhìn xa xăm. Người chốn kinh đô đều phải kéo đến xem, gọi ông là "người ngọc" - đẹp như thể một bức tượng ngọc thạch được tạc trên phố.
Trong tứ đại mỹ nam, Vệ Vương Giới là người có cái chết kỳ quặc nhất. Ông được cho là đã chết vì... quá đẹp.
Tương truyền, trong một lần đi du ngoạn, Vệ Vương Giới bị vô số cô gái đi theo cả ngày lẫn đêm. Vì phiền toái sinh ăn ngủ không yên mấy ngày liền, ông lâm bệnh nặng mà qua đời.
Tống Ngọc
Tống Ngọc được xem là người may mắn nhất trong số tứ đại mỹ nam. Một số tác phẩm văn học Trung Quốc miểu tả ông có tướng mạo long lanh nhưng hoàn cảnh gia đình lại nghèo nà. Do rèn luyện văn thơ cộng với tài ăn nói khéo léo mà Tống Ngọc lấy được lòng người.
Tống Ngọc muốn tìm cơ hội đổi đời, lặn lội vào kinh thành Sở quốc rồi dần dần trở thành thị tòng văn học hầu hạ bên cạnh Sở Vương. Tài năng của Tống Ngọc từng được Sở Vương tán thưởng.
Tuy nhiên, tài ăn nói chính là là con dao hai lưỡi, không tốt cho chốn quan trường. Tống Ngọc cuối cùng không có cơ hội trong chính trường đành rời bỏ hoàng cung, trở về nơi thôn dã rồi qua đời trong nỗi tiếc nuối vô hạn.