Mục đích thí nghiệm rùng rợn trên trẻ mồ côi của Tiến sĩ Johnson là điều trị việc nói lắp cho những đứa trẻ. Vào thời điểm đó, nói lắp được cho là do di truyền và không thể chữa trị.Theo đó, ông Johnson thực hiện thí nghiệm với sự tham gia của 22 trẻ mồ côi. Những đứa trẻ này không hề hay biết mục đích thật sự của thí nghiệm.Trong số này, 10 đứa trẻ bị nói lắp và 12 trẻ nói bình thường. Trẻ em được chia làm 2 nhóm: nhóm trẻ nói bình thường thì được nói rằng chúng bị nói lắp và ngược lại. Nhóm trẻ bị nói lắp được nói rằng hoàn toàn bình thường trong việc nói chuyện.Nhóm nghiên cứu nói với những đứa trẻ bình thường rằng các em nói chuyện không trôi chảy, lắp bắp. Thậm chí, chúng còn bị người lớn mắng vì nói chuyện không rõ ràng.Trong khi ấy, những đứa trẻ nói lắp được nhóm nghiên cứu khích lệ, động viên và nói rằng chúng nên tự tin hơn khi nói chuyện với mọi người.Thí nghiệm của ông Johnson kéo dài trong 1 tháng. Sau khi thí nghiệm kết thúc, đa số những đứa trẻ bình thường trở nên rụt rè, sợ hãi khi liên tục bị nhận xét là nói chuyện không trôi chảy.Thậm chí, có trẻ em nói chuyện bình thường thực sự tin rằng chúng bị nói lắp nên không tự tin nói chuyện với những người xung quanh.Theo đó, những đứa trẻ này trở nên ít nói hơn và không còn vui vẻ như khi trước lúc bắt đầu thí nghiệm.Đối với những đứa trẻ bị nói lắp, khả năng nói chuyện, sử dụng từ ngữ có dấu hiệu bị suy giảm hơn.Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu của ông Johnson cố gắng giúp 22 đứa trẻ quay trở về trạng thái ban đầu nhưng không có kết quả. Theo đó, nhóm trẻ này chịu ảnh hưởng của thí nghiệm suốt quãng đời còn lại.Video: Thí nghiệm thành công thuốc chống ung thư từ bạc (nguồn: VTC14)
Mục đích thí nghiệm rùng rợn trên trẻ mồ côi của Tiến sĩ Johnson là điều trị việc nói lắp cho những đứa trẻ. Vào thời điểm đó, nói lắp được cho là do di truyền và không thể chữa trị.
Theo đó, ông Johnson thực hiện thí nghiệm với sự tham gia của 22 trẻ mồ côi. Những đứa trẻ này không hề hay biết mục đích thật sự của thí nghiệm.
Trong số này, 10 đứa trẻ bị nói lắp và 12 trẻ nói bình thường. Trẻ em được chia làm 2 nhóm: nhóm trẻ nói bình thường thì được nói rằng chúng bị nói lắp và ngược lại. Nhóm trẻ bị nói lắp được nói rằng hoàn toàn bình thường trong việc nói chuyện.
Nhóm nghiên cứu nói với những đứa trẻ bình thường rằng các em nói chuyện không trôi chảy, lắp bắp. Thậm chí, chúng còn bị người lớn mắng vì nói chuyện không rõ ràng.
Trong khi ấy, những đứa trẻ nói lắp được nhóm nghiên cứu khích lệ, động viên và nói rằng chúng nên tự tin hơn khi nói chuyện với mọi người.
Thí nghiệm của ông Johnson kéo dài trong 1 tháng. Sau khi thí nghiệm kết thúc, đa số những đứa trẻ bình thường trở nên rụt rè, sợ hãi khi liên tục bị nhận xét là nói chuyện không trôi chảy.
Thậm chí, có trẻ em nói chuyện bình thường thực sự tin rằng chúng bị nói lắp nên không tự tin nói chuyện với những người xung quanh.
Theo đó, những đứa trẻ này trở nên ít nói hơn và không còn vui vẻ như khi trước lúc bắt đầu thí nghiệm.
Đối với những đứa trẻ bị nói lắp, khả năng nói chuyện, sử dụng từ ngữ có dấu hiệu bị suy giảm hơn.
Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu của ông Johnson cố gắng giúp 22 đứa trẻ quay trở về trạng thái ban đầu nhưng không có kết quả. Theo đó, nhóm trẻ này chịu ảnh hưởng của thí nghiệm suốt quãng đời còn lại.
Video: Thí nghiệm thành công thuốc chống ung thư từ bạc (nguồn: VTC14)