“Tài hoa bạc mệnh”, câu nói ấy quả linh ứng với số phận của tứ đại mỹ nam nức tiếng thời Trung Hoa cổ đại. Số phận họ không bằng phẳng, không hoàn mỹ như gương mặt ngọc ngà mà họ sở hữu. Xung quanh cái chết của tứ đại mỹ nam Trung Hoa, gồm: Phan An, Tống Ngọc, Lan Lăng Vương, Vệ Vương Giới tồn tại những câu chuyện vô cùng thú vị.
Phan An: Vẻ đẹp của đại mỹ nam Phan An vốn đã nức tiếng trong lịch sử Trung Hoa cổ đại. Khác với vẻ ngoài hoàn mỹ ấy là một cuộc sống đầy bi kịch của chàng. Con đường chính trị của Phan An cũng gập ghềnh trắc trở. Sớm được trọng dụng, đại mỹ nam ngầm dựa vào tập đoàn Giả thị do Giả Nam Phong và Giả Mật cầm đầu. Lúc bấy giờ, thế lực Giả thị hô phong hoán vũ trong triều. Giả Nam Phong muốn phế truất Thái tử và Phan An không may bị cuốn vào âm mưu thâm độc ấy.
Một lần, khi Thái tử đã chất ngất hơi men, Phan An bèn bố trí để Thái tử soạn một bản tế thần. Lúc này, Thái tử đã thần chí bất tỉnh, soạn bản tế trong tình trạng mơ mơ hồ hồ. Có trong tay bản này, Phan An bèn thêm thêm bớt bớt, biến nó thành bản chứa mưu đồ tạo phản, khiến Thái tử bị phế truất, mẹ ruột của người bị xử tội chết. Tuy không phải là người vạch ra âm mưu tàn bạo này, nhưng đại mỹ nam Phan An lại là một nhân tố khiến mọi kế hoạch được xúc tiến theo dự định. Sau loạn Bát vương, Triệu Vương Tư Mã Luân đoạt quyền thành công. Ông ta lập tức truyền lệnh bắt Phan An, rồi phán tội chết, chu di tam tộc.
Thật đáng thương cho một thân phận tài hoa bạc mệnh như Phan An. “Hoa vương cổ đại” đã phải hứng chịu cái kết bi thương vào cuối đời chỉ vì bị cuốn vào vòng xoáy của những âm mưu tàn độc trong chính trị. Dẫu thế nào, tài năng xuất chúng, vẻ đẹp an tuấn mê hoặc chốn nhân gian của kỳ nhân Phan An vẫn lưu danh muôn thuở.
Lan Lăng Vương: Mỹ nam Lan Lăng Vương thời Bắc triều cũng nổi danh thiên hạ bởi vẻ đẹp luôn cuốn hút mọi ánh nhìn. Cuộc đời Lan Lăng Vương nhuốm đầy màu sắc kỳ bí. Sử sách không chép rõ xuất thân của chàng, chỉ biết Lan Lăng Vương vốn là một dũng sĩ thiện chiến và lớn lên trong một gia tộc nhuốm đầy mùi vị của máu và giết chóc.
Khác với khí chất kiêu dũng, ý chí chiến đấu ngùn ngụt của mình, Lan Lăng Vương nổi tiếng khắp thiên hạ với vẻ đẹp tựa thiếu nữ: mặt đẹp, da trắng, dịu dàng. Nét mong manh ấy quả không hợp với chốn khói lửa binh đao nơi chiến trường, vì vậy, tương truyền, khi ra trận, Lan Lăng Vương thường phải đeo một chiếc mặt nạ sắt với tạo hình dữ dằn đáng sợ để che giấu vẻ nữ tính trên gương mặt mình.
Trên chốn sa trường, Lan Lăng Vương nổi tiếng là một dũng sĩ tài giỏi hơn người, khiến quân địch lẫn quân ta đều phải nể phục. Những tưởng cuộc đời sẽ mỉm cười với chàng mỹ nam mặt đẹp, nhưng số phận của Lan Lăng Vương cũng thê thảm không kém Phan An. Vì bị hoàng đế Cao Vỹ hiểu nhầm là có ý làm phản, nên Lan Lăng Vương đã bị giết chết khi mới ở độ tuổi tam thập.
Vệ Vương Giới: Có lẽ, Vệ Vương Giới là người có cái chết đáng cười nhất trong số tứ đại mỹ nam Trung Hoa cổ đại. Chàng là một nhân sĩ thời Ngụy Tấn, sở hữu vẻ đẹp tuyệt mỹ tựa ngọc ngà, khiến bao cô gái ngất ngây mê đắm.
Một hôm, Vệ Vương Giới ra ngoài dạo chơi, liền bị các cô vây quanh lớp trong lớp ngoài, không có lối thoát. Hẳn vì điều ấy mà Vệ Vương Giới về nhà mới sinh bệnh, ít lâu sau thì qua đời.
Cái chết kỳ lạ của đại mỹ nam là nguồn gốc của điển cố “nhìn giết Vệ Vương Giới” trong dân gian Trung Quốc. Âu cũng là cái họa thiệt thân vì quá đẹp!
Tống Ngọc: So với các mỹ nam khác, cuộc đời của Tống Ngọc được xem là may mắn nhất. Vẻ đẹp của chàng lưu truyền thiên cổ, nhưng vẻ đẹp ấy lại là một bí ẩn muôn đời, bởi lật tìm trong sử sách, thật khó tìm ra một bức họa nào họa lại chân dung chàng còn lưu tới ngày nay. Riêng trong bài phú “Đăng Đồ Tử háo sắc” thì nhắc tới vẻ đẹp của Tống Ngọc: Đăng Đồ Tử bẩm báo với Sở Vương, Tống Ngọc là một mỹ nam, rất khéo ăn nói, nhưng bản tính háo sắc, nên đừng bao giờ để Tống Ngọc lui đến chốn hậu cung. Nghe xong lời này, Tống Ngọc bèn tìm cách phản pháo. Đại mỹ nam xảo ngôn muốn Sở Vương công tâm suy xét giữa mình và Đăng Đồ Tử, ai là kẻ háo sắc hơn.
Tống Ngọc lý lẽ: Trong chốn thiên hạ, mỹ nữ chẳng đâu sánh bằng Sở quốc, mỹ nữ Sở quốc chẳng đâu sánh bằng quê thần, mỹ nữ quê thần chẳng đâu sánh bằng Đông Lân – hàng xóm cạnh nhà thần. Nàng ấy cao thêm một phân thì quá cao, thấp đi một phân thì quá thấp, thoa thêm chút phấn thì quá trắng, thoa thêm chút son thì quá đỏ. Đôi mày nàng cong mượt tựa lông chim, da trắng như tuyết, eo nhỏ, răng trắng...
... Tuyệt sắc giai nhân sát vách nhà thần như vậy, để ý tới thần suốt ba năm trời, mà thần chẳng chút động lòng. Lẽ nào thần thuộc hạng háo sắc? Trong khi Đăng Đồ Tử có bà vợ xấu xí, tóc tai bù xù, đôi tai dị hình, môi trề, hàm răng khấp khểnh chẳng đều, bước đi khập khiễng, lại thêm lưng gù, đầy thân ghẻ lở. Đăng Đồ Tử rất mê bà ta. Hai người sinh tới 5 mụn con. Bệ hạ xem, chỉ cần là phụ nữ, Đăng Đồ Tử đã thích, vậy thì rõ ràng hắn háo sắc hơn thần”.
Nếu xét theo quan điểm hiện đại, sự chung tình của Đăng Đồ Tử với người vợ xấu xí quả đáng khen ngợi, nhưng Tống Ngọc vốn miệng lưỡi phi phàm nên đã xoay chuyển tình thế một cách ngoạn mục, khiến Sở Vương chẳng còn phân biệt đúng sai, bèn phán Đăng Đồ Tử là kẻ háo sắc. Vì lẽ ấy, Đăng Đồ Tử về sau luôn mang tiếng xấu với đời.
Người như Tống Ngọc – tài sắc vẹn toàn quả là hiếm trong xã hội thời xưa. Xuất thân trong một gia đình bần hàn, nhưng vì mưu cầu con đường chính trị, Tống Ngọc đã lặn lội tới kinh thành Sở quốc rồi dần dần trở thành thị tòng văn học hầu hạ bên cạnh Sở Vương. Tương truyền, tài năng của Tống Ngọc có thời từng được Sở Vương tán thưởng, nhưng đại mỹ nam giảo ngôn này quả sinh ra không hợp với chốn quan trường, nên cuối cùng cũng rời bỏ hoàng cung, trở về với chốn điền viên nơi quê nhà rồi qua đời trong nỗi tiếc nuối vô hạn.
“Tài hoa bạc mệnh”, câu nói ấy quả linh ứng với số phận của tứ đại mỹ nam nức tiếng thời Trung Hoa cổ đại. Số phận họ không bằng phẳng, không hoàn mỹ như gương mặt ngọc ngà mà họ sở hữu. Xung quanh cái chết của tứ đại mỹ nam Trung Hoa, gồm: Phan An, Tống Ngọc, Lan Lăng Vương, Vệ Vương Giới tồn tại những câu chuyện vô cùng thú vị.
Phan An: Vẻ đẹp của đại mỹ nam Phan An vốn đã nức tiếng trong lịch sử Trung Hoa cổ đại. Khác với vẻ ngoài hoàn mỹ ấy là một cuộc sống đầy bi kịch của chàng. Con đường chính trị của Phan An cũng gập ghềnh trắc trở. Sớm được trọng dụng, đại mỹ nam ngầm dựa vào tập đoàn Giả thị do Giả Nam Phong và Giả Mật cầm đầu. Lúc bấy giờ, thế lực Giả thị hô phong hoán vũ trong triều. Giả Nam Phong muốn phế truất Thái tử và Phan An không may bị cuốn vào âm mưu thâm độc ấy.
Một lần, khi Thái tử đã chất ngất hơi men, Phan An bèn bố trí để Thái tử soạn một bản tế thần. Lúc này, Thái tử đã thần chí bất tỉnh, soạn bản tế trong tình trạng mơ mơ hồ hồ. Có trong tay bản này, Phan An bèn thêm thêm bớt bớt, biến nó thành bản chứa mưu đồ tạo phản, khiến Thái tử bị phế truất, mẹ ruột của người bị xử tội chết. Tuy không phải là người vạch ra âm mưu tàn bạo này, nhưng đại mỹ nam Phan An lại là một nhân tố khiến mọi kế hoạch được xúc tiến theo dự định. Sau loạn Bát vương, Triệu Vương Tư Mã Luân đoạt quyền thành công. Ông ta lập tức truyền lệnh bắt Phan An, rồi phán tội chết, chu di tam tộc.
Thật đáng thương cho một thân phận tài hoa bạc mệnh như Phan An. “Hoa vương cổ đại” đã phải hứng chịu cái kết bi thương vào cuối đời chỉ vì bị cuốn vào vòng xoáy của những âm mưu tàn độc trong chính trị. Dẫu thế nào, tài năng xuất chúng, vẻ đẹp an tuấn mê hoặc chốn nhân gian của kỳ nhân Phan An vẫn lưu danh muôn thuở.
Lan Lăng Vương: Mỹ nam Lan Lăng Vương thời Bắc triều cũng nổi danh thiên hạ bởi vẻ đẹp luôn cuốn hút mọi ánh nhìn. Cuộc đời Lan Lăng Vương nhuốm đầy màu sắc kỳ bí. Sử sách không chép rõ xuất thân của chàng, chỉ biết Lan Lăng Vương vốn là một dũng sĩ thiện chiến và lớn lên trong một gia tộc nhuốm đầy mùi vị của máu và giết chóc.
Khác với khí chất kiêu dũng, ý chí chiến đấu ngùn ngụt của mình, Lan Lăng Vương nổi tiếng khắp thiên hạ với vẻ đẹp tựa thiếu nữ: mặt đẹp, da trắng, dịu dàng. Nét mong manh ấy quả không hợp với chốn khói lửa binh đao nơi chiến trường, vì vậy, tương truyền, khi ra trận, Lan Lăng Vương thường phải đeo một chiếc mặt nạ sắt với tạo hình dữ dằn đáng sợ để che giấu vẻ nữ tính trên gương mặt mình.
Trên chốn sa trường, Lan Lăng Vương nổi tiếng là một dũng sĩ tài giỏi hơn người, khiến quân địch lẫn quân ta đều phải nể phục. Những tưởng cuộc đời sẽ mỉm cười với chàng mỹ nam mặt đẹp, nhưng số phận của Lan Lăng Vương cũng thê thảm không kém Phan An. Vì bị hoàng đế Cao Vỹ hiểu nhầm là có ý làm phản, nên Lan Lăng Vương đã bị giết chết khi mới ở độ tuổi tam thập.
Vệ Vương Giới: Có lẽ, Vệ Vương Giới là người có cái chết đáng cười nhất trong số tứ đại mỹ nam Trung Hoa cổ đại. Chàng là một nhân sĩ thời Ngụy Tấn, sở hữu vẻ đẹp tuyệt mỹ tựa ngọc ngà, khiến bao cô gái ngất ngây mê đắm.
Một hôm, Vệ Vương Giới ra ngoài dạo chơi, liền bị các cô vây quanh lớp trong lớp ngoài, không có lối thoát. Hẳn vì điều ấy mà Vệ Vương Giới về nhà mới sinh bệnh, ít lâu sau thì qua đời.
Cái chết kỳ lạ của đại mỹ nam là nguồn gốc của điển cố “nhìn giết Vệ Vương Giới” trong dân gian Trung Quốc. Âu cũng là cái họa thiệt thân vì quá đẹp!
Tống Ngọc: So với các mỹ nam khác, cuộc đời của Tống Ngọc được xem là may mắn nhất. Vẻ đẹp của chàng lưu truyền thiên cổ, nhưng vẻ đẹp ấy lại là một bí ẩn muôn đời, bởi lật tìm trong sử sách, thật khó tìm ra một bức họa nào họa lại chân dung chàng còn lưu tới ngày nay. Riêng trong bài phú “Đăng Đồ Tử háo sắc” thì nhắc tới vẻ đẹp của Tống Ngọc: Đăng Đồ Tử bẩm báo với Sở Vương, Tống Ngọc là một mỹ nam, rất khéo ăn nói, nhưng bản tính háo sắc, nên đừng bao giờ để Tống Ngọc lui đến chốn hậu cung. Nghe xong lời này, Tống Ngọc bèn tìm cách phản pháo. Đại mỹ nam xảo ngôn muốn Sở Vương công tâm suy xét giữa mình và Đăng Đồ Tử, ai là kẻ háo sắc hơn.
Tống Ngọc lý lẽ: Trong chốn thiên hạ, mỹ nữ chẳng đâu sánh bằng Sở quốc, mỹ nữ Sở quốc chẳng đâu sánh bằng quê thần, mỹ nữ quê thần chẳng đâu sánh bằng Đông Lân – hàng xóm cạnh nhà thần. Nàng ấy cao thêm một phân thì quá cao, thấp đi một phân thì quá thấp, thoa thêm chút phấn thì quá trắng, thoa thêm chút son thì quá đỏ. Đôi mày nàng cong mượt tựa lông chim, da trắng như tuyết, eo nhỏ, răng trắng...
... Tuyệt sắc giai nhân sát vách nhà thần như vậy, để ý tới thần suốt ba năm trời, mà thần chẳng chút động lòng. Lẽ nào thần thuộc hạng háo sắc? Trong khi Đăng Đồ Tử có bà vợ xấu xí, tóc tai bù xù, đôi tai dị hình, môi trề, hàm răng khấp khểnh chẳng đều, bước đi khập khiễng, lại thêm lưng gù, đầy thân ghẻ lở. Đăng Đồ Tử rất mê bà ta. Hai người sinh tới 5 mụn con. Bệ hạ xem, chỉ cần là phụ nữ, Đăng Đồ Tử đã thích, vậy thì rõ ràng hắn háo sắc hơn thần”.
Nếu xét theo quan điểm hiện đại, sự chung tình của Đăng Đồ Tử với người vợ xấu xí quả đáng khen ngợi, nhưng Tống Ngọc vốn miệng lưỡi phi phàm nên đã xoay chuyển tình thế một cách ngoạn mục, khiến Sở Vương chẳng còn phân biệt đúng sai, bèn phán Đăng Đồ Tử là kẻ háo sắc. Vì lẽ ấy, Đăng Đồ Tử về sau luôn mang tiếng xấu với đời.
Người như Tống Ngọc – tài sắc vẹn toàn quả là hiếm trong xã hội thời xưa. Xuất thân trong một gia đình bần hàn, nhưng vì mưu cầu con đường chính trị, Tống Ngọc đã lặn lội tới kinh thành Sở quốc rồi dần dần trở thành thị tòng văn học hầu hạ bên cạnh Sở Vương. Tương truyền, tài năng của Tống Ngọc có thời từng được Sở Vương tán thưởng, nhưng đại mỹ nam giảo ngôn này quả sinh ra không hợp với chốn quan trường, nên cuối cùng cũng rời bỏ hoàng cung, trở về với chốn điền viên nơi quê nhà rồi qua đời trong nỗi tiếc nuối vô hạn.