1. Trước khi dọn dẹp bàn thờ, người xưa quan niệm phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên. Sau đó, gia chủ phải thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn bàn thờ. Tiếp thoe, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu dọn dẹp.
2. Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì gia chủ phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Còn khi làm vệ sinh, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước. Sau đó, đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên. Tuyệt đối không được lau bài vị của tổ tiên trước.
|
Ảnh minh họa. |
3. Sau khi lau bài vị xong mới thì hãy dọn bát hương. Đây là công việc rất quan trọng, bởi vì ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi mới cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài. Thế nhưng, theo người xưa làm như vậy sẽ rất dễ gây "tán tài". Do đó, thông thường gia chủ phải dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
4. Khi rút chân hương ra khỏi bát hương, gia chủ cần nhớ để lại 5 chân hương cũ trong bát hương. Những chân hương còn lại, đem đốt thành tro rồi thả dưới sông, ao hồ hoặc pha nước tưới cây. Tuyệt đối gia chủ không được thả ở những nơi dơ bẩn, ô uế.
Nên tỉa chân hương vào lúc nào phù hợp?
Theo quan niệm của dân gian, chuẩn bị năm hết Tết đến, các gia đình thường dọn dẹp, lau chùi bàn thờ thổ công, gia tiên để mời các cụ về ăn Tết. Trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau bát hương, tỉa chân hương là quan trọng số 1.
Theo cách chọn ngày tỉa chân nhang, việc này sẽ được làm vào những ngày cuối năm từ 23 tháng Chạp trở đi, ngày vía Thần Tài hoặc ngày rằm tháng 7 âm lịch. Ngày tốt tỉa chân nhang năm 2019 sẽ bắt đầu từ 23 tháng Chạp tới 30 tháng Chạp.
Cần thực hiện cách hạ chân nhang đúng cách, cẩn thận. Cần có văn khấn, thủ tục và xuất phát từ tấm lòng thành kính cũng như tránh phạm vào điều cấm kỵ.
Ngoài ra, theo cách chọn ngày tỉa chân nhang, nếu thấy cần thiết thì nên làm trước ngày gia đình có giỗ trọng (giỗ cụ tổ, giỗ ông, giỗ cha, mẹ).
Thông tin chỉ mang tính tham khảo!