Đã về làng cổ Đường Lâm (xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội), hẳn sẽ không có du khách nào lại không ghé thăm chùa Mía, một ngôi chùa cổ nổi tiếng của làng Đường Lâm cũng như cả xứ Đoài.Theo truyền thuyết, chùa Mía (tên chữ là Sùng Nghiêm tự) do bà Nguyễn Thị Rong, vợ chúa Trịnh Tráng (1623-1657), còn được gọi là Bà Chúa Mía cho xây dựng. Tuy vậy, theo văn bia còn giữ lại thì chùa được lập từ năm 1621, đến năm 1632 được trùng tu, quy mô mở rộng khá nhiều.Ngày nay, kiến trúc chùa Mía còn giữ được nhiều nét cổ xưa, được đánh giá là độc đáo, quy mô bề thế.Công trình ngoài cùng của chùa là cổng tam quan, được xây dưới dạng một ngôi nhà 3 gian làm theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái.Bước qua cổng tam quan, nhìn sang bên phải, du khách sẽ nhìn thấy cây đa cổ, gốc to khít vòng tay mấy người ôm, rễ cây rắn chắc nổi lên trên mặt đất.Gần ngọn đa già là tòa bảo tháp cửu phẩm Liên hoa, được xây dựng để thờ vọng Xá lợi Phật. Đây cũng là ngọn Tháp bút, Kính thiên, được coi là trấn giữ cho mạch âm của làng quê được an lành và phát triển.Đi vào bên trong là khu nội điện gồm tiền đường, đại hùng, bảo điện, thượng điện được cấu trúc theo kiểu “Nội công ngoại quốc” rất bề thế.Các điện thờ được bài trí tôn nghiêm.Hiện tại, chùa Mía là ngôi chùa đang nắm kỷ lục Việt Nam về số lượng tượng nghệ thuật cổ được lưu giữ.Chùa hiện có có 287 pho tượng thờ, trong đó có 174 tượng bằng đất nung sơn son thếp vàng, 107 tượng mộc và 6 tượng đồng.Dù rất nổi tiếng, nhưng vào những dịp lễ, Tết, chùa vẫn giữ được dáng vẻ trầm mặc, thanh tịnh, không có cảnh khách viếng chùa ồn ào, chen chúc, khói hương không nghi ngút như nhiều ngôi chùa lớn khác.Ghé thăm chùa Mía ở làng cổ Đường Lâm vào những ngày đầu xuân, Phật tử gần xa sẽ cảm thấy mọi nỗi ưu tư đời thường như tan biến trong tiếng chuông chùa văng vẳng…
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.
Đã về làng cổ Đường Lâm (xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội), hẳn sẽ không có du khách nào lại không ghé thăm chùa Mía, một ngôi chùa cổ nổi tiếng của làng Đường Lâm cũng như cả xứ Đoài.
Theo truyền thuyết, chùa Mía (tên chữ là Sùng Nghiêm tự) do bà Nguyễn Thị Rong, vợ chúa Trịnh Tráng (1623-1657), còn được gọi là Bà Chúa Mía cho xây dựng. Tuy vậy, theo văn bia còn giữ lại thì chùa được lập từ năm 1621, đến năm 1632 được trùng tu, quy mô mở rộng khá nhiều.
Ngày nay, kiến trúc chùa Mía còn giữ được nhiều nét cổ xưa, được đánh giá là độc đáo, quy mô bề thế.
Công trình ngoài cùng của chùa là cổng tam quan, được xây dưới dạng một ngôi nhà 3 gian làm theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái.
Bước qua cổng tam quan, nhìn sang bên phải, du khách sẽ nhìn thấy cây đa cổ, gốc to khít vòng tay mấy người ôm, rễ cây rắn chắc nổi lên trên mặt đất.
Gần ngọn đa già là tòa bảo tháp cửu phẩm Liên hoa, được xây dựng để thờ vọng Xá lợi Phật. Đây cũng là ngọn Tháp bút, Kính thiên, được coi là trấn giữ cho mạch âm của làng quê được an lành và phát triển.
Đi vào bên trong là khu nội điện gồm tiền đường, đại hùng, bảo điện, thượng điện được cấu trúc theo kiểu “Nội công ngoại quốc” rất bề thế.
Các điện thờ được bài trí tôn nghiêm.
Hiện tại, chùa Mía là ngôi chùa đang nắm kỷ lục Việt Nam về số lượng tượng nghệ thuật cổ được lưu giữ.
Chùa hiện có có 287 pho tượng thờ, trong đó có 174 tượng bằng đất nung sơn son thếp vàng, 107 tượng mộc và 6 tượng đồng.
Dù rất nổi tiếng, nhưng vào những dịp lễ, Tết, chùa vẫn giữ được dáng vẻ trầm mặc, thanh tịnh, không có cảnh khách viếng chùa ồn ào, chen chúc, khói hương không nghi ngút như nhiều ngôi chùa lớn khác.
Ghé thăm chùa Mía ở làng cổ Đường Lâm vào những ngày đầu xuân, Phật tử gần xa sẽ cảm thấy mọi nỗi ưu tư đời thường như tan biến trong tiếng chuông chùa văng vẳng…
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.