Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung là “màn kịch” được sắp đặt trước?

Google News

Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không được biết đến là một nhân vật ngông nghênh, cao ngạo, chuyện gì cũng dám làm kể cả đại náo Thiên cung.

Ngộ Không thậm chí còn khiến Tam giới chấn động khi cả gan đại náo Thiên cung, quậy phá các vị thần tiên. Đến cả Ngọc Hoàng sau đó cũng không chịu nổi, phải gọi người tới Linh Sơn cứu giá.

Được biết, dù thông thạo 72 phép biến hoá thần thông quảng đại, nhưng thực lực của Tôn Ngộ Không khi ấy vẫn còn thua xa 3 vị Tam Thánh trên Thiên đình và càng yếu thế hơn khi so với Phật Tổ Như Lai. Kết quả, sau khi cá cược với Như Lai, dù bay nhảy hay làm mọi cách, Tôn Ngộ Không cũng không thể thoát khỏi lòng bàn tay người và chấp nhận số phận bị giam giữ hơn 500 năm.

Ton Ngo Khong dai nao Thien cung la “man kich” duoc sap dat truoc?

Tôn Ngộ Không từng là kẻ ngông nghênh, cao ngạo, chuyện gì cũng dám làm.

Có thể thấy, Thiên cung có rất nhiều cao thủ tài giỏi có khả năng thu phục, bắt giữ Ngộ Không nhưng vì sao các vị thần tiên lại để yên cho Đại Thánh lộng hành như vậy?

Nhiều người cho rằng thực tế, việc Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung có lẽ đã được sắp đặt từ trước. Bởi vậy, các vị thần tiên có lẽ chỉ tuân theo lệnh mà giả vờ "làm ngơ" Ngộ Không. Bên cạnh đó, Tôn Ngộ Không vốn có xuất thân đặc biệt, sinh ra từ mảnh đá Ngũ Sắc được Nữ Oa Nương Nương sử dụng để vá trời. Bởi vậy, các vị thượng tiên vốn đã nhìn ra được năng lực của nhân vật này.

Ngoài ra, Thiên đình làm như vậy còn vì Phật giáo đang ở thời điểm lớn mạnh, không ai ngăn cản được. Do đó, Thiên giới cho rằng họ bỏ ra một chút công sức, thuận theo tình thế thì có thể đạt được lợi ích.

Quả thật sau này, Tôn Ngộ Không đã đi theo Đường Tăng lên đường đi Tây Thiên thỉnh kinh, vượt qua hàng nghìn kiếp nạn và được sắc phong thành Đấu Chiến Thắng Phật.

Theo Minh Hạnh/Đời Sống Pháp Luật

>> xem thêm

Bình luận(0)