Kể từ sau Thế chiến 2, rất ít nghiên cứu được thực hiện để kết luận về ảnh hưởng tích cực của thuốc kích thích thần kinh amphetamine (một dạng ma túy tổng hợp) đến khả năng chiến đấu của binh sĩ. Dù vậy, Lầu Năm Góc vẫn quyết định cung cấp amphetamine cho binh sĩ tham gia chiến tranh Việt Nam.Những loại thuốc kích thích được gọi chung là “Pep pill”. Chúng thường được phân phát cho binh sĩ thuộc những đơn vị chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ trinh sát tầm xa và phục kích.Theo quy định của quân đội Mỹ, 20 mg dextroamphetamine cho 48 giờ sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, không nhiều lính Mỹ tuân thủ quy định dùng thuốc trên. Một cựu binh Mỹ từng tiết lộ ông và các đồng đội dùng thuốc như nhai kẹo bất chấp khuyến cáo của nhà sản xuất và quy định của quân đội.Năm 1971, một báo cáo của Hạ viện Mỹ công bố trong giai đoạn từ năm 1966 - 1969, lực lượng vũ trang Mỹ đã sử dụng 225 triệu viên thuốc kích thích, chủ yếu là dexedrine (dextroamphetamine), một loại thuốc dẫn xuất từ amphetamine mạnh gấp 2 lần so với Benzedrine được sử dụng trong Chiến tranh thế giới 2.Trong giai đoạn trên, mỗi năm, một binh sĩ hải quân Mỹ sử dụng trung bình khoảng 21,1 viên dexedrine, không quân là 17,5 viên, lục quân là 13,8 viên. Elton Manzione, cựu thành viên của một trung đội trinh sát tầm xa, cho biết: “Chúng tôi có các loại amphetamine xịn nhất và tất cả đều do chính phủ Mỹ cung cấp”.Ông Manzione kể rằng từng nghe một biệt kích hải quân ca ngợi "thần dược" này giúp người ta trở nên can đảm hơn cũng như duy trì trạng thái tỉnh táo. Mắt nhìn rõ hơn, tai trở nên thính hơn. Có những thời điểm, người lính có cảm giác bản thân là người bất khả xâm phạm.Ngoài ra, binh sĩ trong các đội biệt kích chuyên xâm nhập qua biên giới Lào khi thực hiện nhiệm vụ kéo dài khoảng 4 ngày thường nhận một túi thuốc bao gồm 12 viên darvon (một dạng thuốc giảm đau nhẹ), 24 viên codeine (thuốc giảm đau có nguồn gốc từ thuốc phiện) và 6 viên dexedrine. Trước khi lên đường làm nhiệm vụ dài ngày, binh sĩ Mỹ thuộc các đơn vị đặc biệt còn được tiêm thuốc kích thích steroid.Một nghiên cứu chỉ ra rằng, 3,2% số binh sĩ Mỹ nghiện amphetamine trước khi tham chiến tại Việt Nam. Thế nhưng, chỉ một năm sau, tỷ lệ này tăng lên 5,2%. Việc sử dụng các loại thuốc kích thích trên chiến trường đã góp phần truyền bá thói quen dùng thuốc kích thích không theo quy định dẫn đến những hậu quả tiêu cực.Một số cựu binh Mỹ kể lại rằng, việc dùng amphetamine giúp người lính có cảm giác hưng phấn tạm thời và khiến họ trở nên hung hãn hơn. Thế nhưng, khi thuốc dần hết tác dụng, binh sĩ cảm thấy vô cùng bức bối và cáu kỉnh, thậm chí có cảm giác muốn bắn những người xung quanh.Những hợp chất kích thích thần kinh không chỉ tăng cường năng lực chiến đấu cho binh sĩ mà còn được sử dụng để giảm ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý của họ trước những cảnh tượng đẫm máu trên chiến trường. Nhằm ngăn chặn tình trạng suy sụp tinh thần của binh lính, Bộ Quốc phòng Mỹ cho binh sĩ sử dụng nhiều dạng thuốc an thần, thuốc chống loạn thần kinh có công dụng mạnh như chlorpromazine.Video: Chiến tranh Việt Nam: Những cuộc đàm phán bí mật (nguồn: VTV1)
Kể từ sau Thế chiến 2, rất ít nghiên cứu được thực hiện để kết luận về ảnh hưởng tích cực của thuốc kích thích thần kinh amphetamine (một dạng ma túy tổng hợp) đến khả năng chiến đấu của binh sĩ. Dù vậy, Lầu Năm Góc vẫn quyết định cung cấp amphetamine cho binh sĩ tham gia chiến tranh Việt Nam.
Những loại thuốc kích thích được gọi chung là “Pep pill”. Chúng thường được phân phát cho binh sĩ thuộc những đơn vị chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ trinh sát tầm xa và phục kích.
Theo quy định của quân đội Mỹ, 20 mg dextroamphetamine cho 48 giờ sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, không nhiều lính Mỹ tuân thủ quy định dùng thuốc trên. Một cựu binh Mỹ từng tiết lộ ông và các đồng đội dùng thuốc như nhai kẹo bất chấp khuyến cáo của nhà sản xuất và quy định của quân đội.
Năm 1971, một báo cáo của Hạ viện Mỹ công bố trong giai đoạn từ năm 1966 - 1969, lực lượng vũ trang Mỹ đã sử dụng 225 triệu viên thuốc kích thích, chủ yếu là dexedrine (dextroamphetamine), một loại thuốc dẫn xuất từ amphetamine mạnh gấp 2 lần so với Benzedrine được sử dụng trong Chiến tranh thế giới 2.
Trong giai đoạn trên, mỗi năm, một binh sĩ hải quân Mỹ sử dụng trung bình khoảng 21,1 viên dexedrine, không quân là 17,5 viên, lục quân là 13,8 viên. Elton Manzione, cựu thành viên của một trung đội trinh sát tầm xa, cho biết: “Chúng tôi có các loại amphetamine xịn nhất và tất cả đều do chính phủ Mỹ cung cấp”.
Ông Manzione kể rằng từng nghe một biệt kích hải quân ca ngợi "thần dược" này giúp người ta trở nên can đảm hơn cũng như duy trì trạng thái tỉnh táo. Mắt nhìn rõ hơn, tai trở nên thính hơn. Có những thời điểm, người lính có cảm giác bản thân là người bất khả xâm phạm.
Ngoài ra, binh sĩ trong các đội biệt kích chuyên xâm nhập qua biên giới Lào khi thực hiện nhiệm vụ kéo dài khoảng 4 ngày thường nhận một túi thuốc bao gồm 12 viên darvon (một dạng thuốc giảm đau nhẹ), 24 viên codeine (thuốc giảm đau có nguồn gốc từ thuốc phiện) và 6 viên dexedrine. Trước khi lên đường làm nhiệm vụ dài ngày, binh sĩ Mỹ thuộc các đơn vị đặc biệt còn được tiêm thuốc kích thích steroid.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, 3,2% số binh sĩ Mỹ nghiện amphetamine trước khi tham chiến tại Việt Nam. Thế nhưng, chỉ một năm sau, tỷ lệ này tăng lên 5,2%. Việc sử dụng các loại thuốc kích thích trên chiến trường đã góp phần truyền bá thói quen dùng thuốc kích thích không theo quy định dẫn đến những hậu quả tiêu cực.
Một số cựu binh Mỹ kể lại rằng, việc dùng amphetamine giúp người lính có cảm giác hưng phấn tạm thời và khiến họ trở nên hung hãn hơn. Thế nhưng, khi thuốc dần hết tác dụng, binh sĩ cảm thấy vô cùng bức bối và cáu kỉnh, thậm chí có cảm giác muốn bắn những người xung quanh.
Những hợp chất kích thích thần kinh không chỉ tăng cường năng lực chiến đấu cho binh sĩ mà còn được sử dụng để giảm ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý của họ trước những cảnh tượng đẫm máu trên chiến trường. Nhằm ngăn chặn tình trạng suy sụp tinh thần của binh lính, Bộ Quốc phòng Mỹ cho binh sĩ sử dụng nhiều dạng thuốc an thần, thuốc chống loạn thần kinh có công dụng mạnh như chlorpromazine.
Video: Chiến tranh Việt Nam: Những cuộc đàm phán bí mật (nguồn: VTV1)