Lưu Bị (161 - 223), tự Huyền Đức, sinh ra tại U Châu (Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay). Ông là hoàng đế khai quốc của Thục Hán và là nhân vật có sức ảnh hưởng lớn vào cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam quốc.Dưới sự phò tá của Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi..., Lưu Bị đã tham gia cuộc tranh bá thiên hạ, đối đầu với Tào Tháo và Tôn Quyền. Ông hoàng nhà Thục không ít lần dẫn quân đánh trận.Trong đó, vào năm 221, Lưu Bị quyết định đích thân thống lĩnh đại quân của Thục Hán đi đánh Đông Ngô và giao cho thừa tướng Gia Cát Lượng giúp thái tử Lưu Thiện trấn giữ Thành Đô, xử lý triều chính.Đến đầu năm 222, quân Thục Hán dưới sự chỉ huy của Lưu Bị tiến tới Di Lăng và có cuộc đối đầu cam go với quân Đông Ngô. Sau nhiều tháng giao tranh ác liệt, quân Thục bị lực lượng Đông Ngô đánh bại.Lưu Bị phải cho rút quân về thành Bạch Đế. Sau thất bại to lớn này, ông hoàng nhà Thục lâm bệnh nặng và đầu năm 223. Đến tháng 6 cùng năm, ông qua đời, hưởng thọ 62 tuổi.Theo sử sách, khoảng cuối tháng 9 đến cuối tháng 10 năm 223, Lưu Bị được an táng tại Huệ lăng sau khi linh cữu được chuyển từ thành Bạch Đế về Thành Đô tổ chức tang lễ.Điều khiến nhiều người bất ngờ là trong khoảng 3 tháng sau khi qua đời, thi hài của Lưu Bị không có dấu hiệu phân hủy. Thậm chí, thời điểm ông qua đời là vào mùa Hè nóng nực thường đẩy nhanh quá trình phân hủy của tử thi nên sự việc càng khiến mọi người tò mò hơn.Trước sự việc này, một số nhà nghiên cứu cho rằng, Gia Cát Lượng và triều đình nhà Thục có thể đã sử dụng phương pháp đặc biệt giúp bảo quản thi hài Lưu Bị vẹn nguyên trong hành trình đưa linh cữu từ Bạch Đế về Thành Đô để tổ chức lễ tang và chôn cất.Dù cố gắng tìm kiếm các sử liệu, ghi chép nhưng đến nay, giới nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra phương pháp bảo quản thi thi hoàng đế Lưu Bị.Giới nghiên cứu hy vọng sẽ sớm tìm thấy lăng mộ chứa thi hài Lưu Bị, qua đó giải mã thành công bí ẩn trên. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Lưu Bị (161 - 223), tự Huyền Đức, sinh ra tại U Châu (Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay). Ông là hoàng đế khai quốc của Thục Hán và là nhân vật có sức ảnh hưởng lớn vào cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam quốc.
Dưới sự phò tá của Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi..., Lưu Bị đã tham gia cuộc tranh bá thiên hạ, đối đầu với Tào Tháo và Tôn Quyền. Ông hoàng nhà Thục không ít lần dẫn quân đánh trận.
Trong đó, vào năm 221, Lưu Bị quyết định đích thân thống lĩnh đại quân của Thục Hán đi đánh Đông Ngô và giao cho thừa tướng Gia Cát Lượng giúp thái tử Lưu Thiện trấn giữ Thành Đô, xử lý triều chính.
Đến đầu năm 222, quân Thục Hán dưới sự chỉ huy của Lưu Bị tiến tới Di Lăng và có cuộc đối đầu cam go với quân Đông Ngô. Sau nhiều tháng giao tranh ác liệt, quân Thục bị lực lượng Đông Ngô đánh bại.
Lưu Bị phải cho rút quân về thành Bạch Đế. Sau thất bại to lớn này, ông hoàng nhà Thục lâm bệnh nặng và đầu năm 223. Đến tháng 6 cùng năm, ông qua đời, hưởng thọ 62 tuổi.
Theo sử sách, khoảng cuối tháng 9 đến cuối tháng 10 năm 223, Lưu Bị được an táng tại Huệ lăng sau khi linh cữu được chuyển từ thành Bạch Đế về Thành Đô tổ chức tang lễ.
Điều khiến nhiều người bất ngờ là trong khoảng 3 tháng sau khi qua đời, thi hài của Lưu Bị không có dấu hiệu phân hủy. Thậm chí, thời điểm ông qua đời là vào mùa Hè nóng nực thường đẩy nhanh quá trình phân hủy của tử thi nên sự việc càng khiến mọi người tò mò hơn.
Trước sự việc này, một số nhà nghiên cứu cho rằng, Gia Cát Lượng và triều đình nhà Thục có thể đã sử dụng phương pháp đặc biệt giúp bảo quản thi hài Lưu Bị vẹn nguyên trong hành trình đưa linh cữu từ Bạch Đế về Thành Đô để tổ chức lễ tang và chôn cất.
Dù cố gắng tìm kiếm các sử liệu, ghi chép nhưng đến nay, giới nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra phương pháp bảo quản thi thi hoàng đế Lưu Bị.
Giới nghiên cứu hy vọng sẽ sớm tìm thấy lăng mộ chứa thi hài Lưu Bị, qua đó giải mã thành công bí ẩn trên. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.