Đạn nổ phá 105 của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, hiện vật của Bảo tàng Công binh. Cho tới nay, chiến tranh Việt Nam vẫn giữ kỷ lục là cuộc chiến có số lượng bom được ném nhiều nhất trong lịch sử thế giới.Đuôi bom MK 81,82 – loại bom nổ phá loại nhỏ, có trọng lượng từ 100 – 200kg của Mỹ. Tổng số bom mà máy bay Mỹ ném xuống Việt Nam là 7,85 triệu tấn, gấp gần 3 lần tổng số bom mà tất cả các nước đã sử dụng trong Thế chiến II.Nặng gần 7 tấn, bom BLU-82 là quả bom lớn nhất từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Tổng lượng bom Mỹ trút xuống Việt Nam tương đương sức công phá của hai quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki.Phần đuôi của bom từ trường, loại bom biết chờ mục tiêu có khả năng cảm ứng từ di động trong tầm hoạt động để phát nổ. Tính bình quân mỗi người Việt Nam thời chiến phải chịu đựng khoảng 250 kg bom ném xuống từ máy bay Mỹ.Mìn định hướng M18 A1. Con số 250 kg để cập ở trên là chưa kể tới 7,5 triệu tấn đạn dược được Mỹ sử dụng trên mặt đất (gồm lựu đạn, mìn, thuốc nổ, đạn súng pháo các loại) và 45.260 tấn chất độc hóa học.Mìn vỏ nhựa M14 của Mỹ. Sau khi cuộc chiến kết thúc, nỗi đau do bom đạn Mỹ gây ra vẫn còn để lại di chứng trong nhiều thập niên kế tiếp.Mìn chống tăng M19 của Mỹ. Theo thống kê, vào thời hậu chiến cả nước Việt Nam có khoảng 66.000 km2 (gấp 4 lần diện tích tỉnh Nghệ An) đất đai còn tồn đọng vật liệu bom, mìn.Các cỡ đạn nổ phá khác nhau của Mỹ. Ước tính có khoảng hơn 600.000 tấn bom mìn đang tồn tại dưới mặt đất, rải rác trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi…Những ký hiệu trên tên lửa TOW 148 mm. Bom mìn còn sót lại sau chiến tranh vẫn tiếp tục gây tổn thất nặng nề về sinh mạng, tài sản, đời sống của người dân.Bom quả dứa, khi nổ bắn ra 450 viên bi, tầm sát thương 15 mét. Theo thống kê, trong giai đoạn 1975-2000 đã có hơn 40.000 người chết, trên 60.000 người bị thương tật do các tai nạn liên quan đến bom mìn ở Việt Nam.Đầu đạn pháo 90 nòng dài. Cho đến thập niên 2010, số bom mìn được tháo gỡ mới chỉ được khoảng 20%. Bình quân mỗi năm khoảng 20.000 ha (200 km2) đất được rà phá.Những quả bom con trong quả bom bi mẹ CBU 49 C/B. Với tiến độ rà phá bom mìn hiện tại, phải 300 năm nữa Việt Nam mới loại bỏ được hết các loại bom mìn chưa nổ. Có thể nói, đây là cuộc chiến cam go không kém gì cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Mời quý độc giả xem video: Lược sử kháng chiến chống Mỹ. Nguồn: VTC1
Đạn nổ phá 105 của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, hiện vật của Bảo tàng Công binh. Cho tới nay, chiến tranh Việt Nam vẫn giữ kỷ lục là cuộc chiến có số lượng bom được ném nhiều nhất trong lịch sử thế giới.
Đuôi bom MK 81,82 – loại bom nổ phá loại nhỏ, có trọng lượng từ 100 – 200kg của Mỹ. Tổng số bom mà máy bay Mỹ ném xuống Việt Nam là 7,85 triệu tấn, gấp gần 3 lần tổng số bom mà tất cả các nước đã sử dụng trong Thế chiến II.
Nặng gần 7 tấn, bom BLU-82 là quả bom lớn nhất từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Tổng lượng bom Mỹ trút xuống Việt Nam tương đương sức công phá của hai quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki.
Phần đuôi của bom từ trường, loại bom biết chờ mục tiêu có khả năng cảm ứng từ di động trong tầm hoạt động để phát nổ. Tính bình quân mỗi người Việt Nam thời chiến phải chịu đựng khoảng 250 kg bom ném xuống từ máy bay Mỹ.
Mìn định hướng M18 A1. Con số 250 kg để cập ở trên là chưa kể tới 7,5 triệu tấn đạn dược được Mỹ sử dụng trên mặt đất (gồm lựu đạn, mìn, thuốc nổ, đạn súng pháo các loại) và 45.260 tấn chất độc hóa học.
Mìn vỏ nhựa M14 của Mỹ. Sau khi cuộc chiến kết thúc, nỗi đau do bom đạn Mỹ gây ra vẫn còn để lại di chứng trong nhiều thập niên kế tiếp.
Mìn chống tăng M19 của Mỹ. Theo thống kê, vào thời hậu chiến cả nước Việt Nam có khoảng 66.000 km2 (gấp 4 lần diện tích tỉnh Nghệ An) đất đai còn tồn đọng vật liệu bom, mìn.
Các cỡ đạn nổ phá khác nhau của Mỹ. Ước tính có khoảng hơn 600.000 tấn bom mìn đang tồn tại dưới mặt đất, rải rác trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi…
Những ký hiệu trên tên lửa TOW 148 mm. Bom mìn còn sót lại sau chiến tranh vẫn tiếp tục gây tổn thất nặng nề về sinh mạng, tài sản, đời sống của người dân.
Bom quả dứa, khi nổ bắn ra 450 viên bi, tầm sát thương 15 mét. Theo thống kê, trong giai đoạn 1975-2000 đã có hơn 40.000 người chết, trên 60.000 người bị thương tật do các tai nạn liên quan đến bom mìn ở Việt Nam.
Đầu đạn pháo 90 nòng dài. Cho đến thập niên 2010, số bom mìn được tháo gỡ mới chỉ được khoảng 20%. Bình quân mỗi năm khoảng 20.000 ha (200 km2) đất được rà phá.
Những quả bom con trong quả bom bi mẹ CBU 49 C/B. Với tiến độ rà phá bom mìn hiện tại, phải 300 năm nữa Việt Nam mới loại bỏ được hết các loại bom mìn chưa nổ. Có thể nói, đây là cuộc chiến cam go không kém gì cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Mời quý độc giả xem video: Lược sử kháng chiến chống Mỹ. Nguồn: VTC1