Cuối tháng 4/1969, một vụ nổ lớn đã xảy ra tại kho bom đạn Phước Lý (Phước Tường, Đà Nẵng), khiến truyền thông quốc tế thời điểm đó chấn động.Kho bom đạn này được quân đội Mỹ xây dựng, thuộc loại quy mô lớn của Vùng I, Vùng II chiến thuật và miền Trung nói chung. Kho có chiều dài trên 2.000m, ở về phía nam cao điểm 627 Phước Tường, nằm dọc hai bên đường từ ngã ba Túy Loan đi Nghi An, về giáp QL1A.Kho có nhiều khu, phân thành nhiều lô có những bờ đất cao 2m ngăn cách. Về phía Tây khu kho có bồn chứa xăng và hàng trăm phuy xăng, sử dụng cấp cho các sân bay của Quân đoàn I...Quân đội Mỹ đã bố trí một hệ thống lô cốt dày đặc canh giữ kho. Ngoài những vọng lâu cao 20m để quan sát từ xa, những lô cốt nửa chìm, nửa nổi thì cứ chừng 100m có một lô cốt lộ thiên…Dù được bảo vệ cẩn mật như vậy, vào sáng ngày 27/4/1969, kho bom đạn khổng lồ này vẫn bị lực lượng cách mạng xâm nhập và kích nổ làm rung chuyển cả đô thị Đà Nẵng.Vụ nổ kéo dài sang ngày 28/4/1969 với những tiếng nổ dây chuyền không ngớt, làm cho giới chức Mỹ vô cùng hoang mang, lo sợ. Họ không thể hiểu vì sao đã bố phòng nghiêm ngặt vậy mà kho bom đạn Phước Lý vẫn bị đánh tan tành.Vụ nổ phá hủy hoàn toàn trên 69.000 tấn bom, đạn và vũ khí; làm cháy trụi kho xăng 50 triệu lít cùng 40 xe quân sự, hư hỏng 11 chiếc phi cơ đậu tại phi trường Đà Nẵng do mảnh bom, đạn văng trúng… Nhiều quân nhân Mỹ thiệt mạng, chủ yếu thuộc tiểu đoàn bảo trì, đại đội AMP (quân cảnh Mỹ).Báo chí Sài Gòn miêu tả vụ nổ này "quá khủng khiếp như bom nguyên tử với đám khói hình nấm màu da cam khổng lồ" và cho rằng, quân đội Giải phóng đã huy động cả một tiểu đoàn cảm tử đánh kho bom đạn Phước Lý.Thực tế, trận đánh chỉ có ba người tham gia, trong đó có một chiến sĩ nội tuyến hoạt động trong lòng địch, mang bí số C.69, là người trực tiếp đặt chất nổ.Cảnh tượng như "biển lửa" tại kho bom đạn Phước Lý vào buổi đêm sau khi vụ nổ xảy ra.Kho bom đạn Phước Lý trước vụ nổ.Mời quý độc giả xem clip: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Cuối tháng 4/1969, một vụ nổ lớn đã xảy ra tại kho bom đạn Phước Lý (Phước Tường, Đà Nẵng), khiến truyền thông quốc tế thời điểm đó chấn động.
Kho bom đạn này được quân đội Mỹ xây dựng, thuộc loại quy mô lớn của Vùng I, Vùng II chiến thuật và miền Trung nói chung. Kho có chiều dài trên 2.000m, ở về phía nam cao điểm 627 Phước Tường, nằm dọc hai bên đường từ ngã ba Túy Loan đi Nghi An, về giáp QL1A.
Kho có nhiều khu, phân thành nhiều lô có những bờ đất cao 2m ngăn cách. Về phía Tây khu kho có bồn chứa xăng và hàng trăm phuy xăng, sử dụng cấp cho các sân bay của Quân đoàn I...
Quân đội Mỹ đã bố trí một hệ thống lô cốt dày đặc canh giữ kho. Ngoài những vọng lâu cao 20m để quan sát từ xa, những lô cốt nửa chìm, nửa nổi thì cứ chừng 100m có một lô cốt lộ thiên…
Dù được bảo vệ cẩn mật như vậy, vào sáng ngày 27/4/1969, kho bom đạn khổng lồ này vẫn bị lực lượng cách mạng xâm nhập và kích nổ làm rung chuyển cả đô thị Đà Nẵng.
Vụ nổ kéo dài sang ngày 28/4/1969 với những tiếng nổ dây chuyền không ngớt, làm cho giới chức Mỹ vô cùng hoang mang, lo sợ. Họ không thể hiểu vì sao đã bố phòng nghiêm ngặt vậy mà kho bom đạn Phước Lý vẫn bị đánh tan tành.
Vụ nổ phá hủy hoàn toàn trên 69.000 tấn bom, đạn và vũ khí; làm cháy trụi kho xăng 50 triệu lít cùng 40 xe quân sự, hư hỏng 11 chiếc phi cơ đậu tại phi trường Đà Nẵng do mảnh bom, đạn văng trúng… Nhiều quân nhân Mỹ thiệt mạng, chủ yếu thuộc tiểu đoàn bảo trì, đại đội AMP (quân cảnh Mỹ).
Báo chí Sài Gòn miêu tả vụ nổ này "quá khủng khiếp như bom nguyên tử với đám khói hình nấm màu da cam khổng lồ" và cho rằng, quân đội Giải phóng đã huy động cả một tiểu đoàn cảm tử đánh kho bom đạn Phước Lý.
Thực tế, trận đánh chỉ có ba người tham gia, trong đó có một chiến sĩ nội tuyến hoạt động trong lòng địch, mang bí số C.69, là người trực tiếp đặt chất nổ.
Cảnh tượng như "biển lửa" tại kho bom đạn Phước Lý vào buổi đêm sau khi vụ nổ xảy ra.
Kho bom đạn Phước Lý trước vụ nổ.
Mời quý độc giả xem clip: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.