Toạ lạc trên đỉnh núi Long Đọi, thuộc địa phận huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, chùa Đọi Sơn là một địa danh tiêu biểu của Hà Nam, đã đi vào tiềm thức người dân nơi đây như một niềm tự hào về lịch sử văn hoá của mảnh đất quê hương.Chùa có tên chữ là Sùng Thiện Diên Linh, được xây dựng vào thời Lý, dưới triều vua Lý Nhân Tông ( khoảng năm 1121). Tương truyền, dưới thời Lý chùa mang tên là Long Đội Sơn, đến thời Hậu Lê đổi tên là Đọi Sơn.Cũng có rất nhiều cách lý giải về cái tên Đọi Sơn mà nhân dân quanh vùng truyền nhau như: do núi trông giống hình dạng cái bát úp “bát ” trong tiếng cổ có nghĩa là Đọi : ăn không nên đọi, nói chẳng lên lời.Từ xa xưa, tín ngưỡng dân gian đã coi Đọi Sơn là trái “núi thiêng”. Thuyết phong thủy nói rằng nơi đây đất phát nghiệp bá vương: “Đầu gối núi Đọi, chân dọi Tuần Vường, phát tích đế vương, lưu truyền vạn đại”.Từ trên đỉnh núi phóng tầm mắt ra bốn phía, khung cảnh khoáng đạt, nên thơ.Vào thời Lý, chùa Đọi được xếp vào hàng “Đại danh lam” kiêm hành cung của hoàng gia. Nét đặc biệt nhất của quần thể di tích chùa Long Đọi Sơn thời kỳ này là tòa tháp Sùng Thiện Diên Linh được vua Lý Nhân Tông xây dựng từ năm 1118 - 1121.Toàn bộ công trình kiến trúc quý báu này đã bị quân xâm lược nhà Minh phá hủy vào thế kỷ 15.Ngôi chùa cũng đã từng trải qua rất nhiều lần tu bổ vào các triều Hậu Lê, Mạc, Nguyễn. Lần tu bổ lớn nhất là vào thời Nguyễn, quy mô chùa trên 100 gian lớn, nhỏ, thiết kế kiểu nội công ngoại quốc.Hiện nay chùa còn giữ được nhiều di vật quý, tiêu biểu nhất là bia đá Diên Linh, dựng năm 1121.Bia cao 2,88m, rộng 1,40m và dày 0,29cm, đặt trên đế đá chạm rồng, hình chạm khắc và hoa văn trang trí trên bia mang đậm phong cách thời Lý, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.Lễ hội chùa Đọi hàng năm mở từ ngày 19 - 21 tháng 3 Âm lịch, chính hội vào ngày 21 là một lễ hội thu hút rất đông du khách gần xa đến tham dự và vãn cảnh.Vào năm 1992, chùa Đọi đã được công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc Gia của Việt Nam.
Toạ lạc trên đỉnh núi Long Đọi, thuộc địa phận huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, chùa Đọi Sơn là một địa danh tiêu biểu của Hà Nam, đã đi vào tiềm thức người dân nơi đây như một niềm tự hào về lịch sử văn hoá của mảnh đất quê hương.
Chùa có tên chữ là Sùng Thiện Diên Linh, được xây dựng vào thời Lý, dưới triều vua Lý Nhân Tông ( khoảng năm 1121). Tương truyền, dưới thời Lý chùa mang tên là Long Đội Sơn, đến thời Hậu Lê đổi tên là Đọi Sơn.
Cũng có rất nhiều cách lý giải về cái tên Đọi Sơn mà nhân dân quanh vùng truyền nhau như: do núi trông giống hình dạng cái bát úp “bát ” trong tiếng cổ có nghĩa là Đọi : ăn không nên đọi, nói chẳng lên lời.
Từ xa xưa, tín ngưỡng dân gian đã coi Đọi Sơn là trái “núi thiêng”. Thuyết phong thủy nói rằng nơi đây đất phát nghiệp bá vương: “Đầu gối núi Đọi, chân dọi Tuần Vường, phát tích đế vương, lưu truyền vạn đại”.
Từ trên đỉnh núi phóng tầm mắt ra bốn phía, khung cảnh khoáng đạt, nên thơ.
Vào thời Lý, chùa Đọi được xếp vào hàng “Đại danh lam” kiêm hành cung của hoàng gia. Nét đặc biệt nhất của quần thể di tích chùa Long Đọi Sơn thời kỳ này là tòa tháp Sùng Thiện Diên Linh được vua Lý Nhân Tông xây dựng từ năm 1118 - 1121.
Toàn bộ công trình kiến trúc quý báu này đã bị quân xâm lược nhà Minh phá hủy vào thế kỷ 15.
Ngôi chùa cũng đã từng trải qua rất nhiều lần tu bổ vào các triều Hậu Lê, Mạc, Nguyễn. Lần tu bổ lớn nhất là vào thời Nguyễn, quy mô chùa trên 100 gian lớn, nhỏ, thiết kế kiểu nội công ngoại quốc.
Hiện nay chùa còn giữ được nhiều di vật quý, tiêu biểu nhất là bia đá Diên Linh, dựng năm 1121.
Bia cao 2,88m, rộng 1,40m và dày 0,29cm, đặt trên đế đá chạm rồng, hình chạm khắc và hoa văn trang trí trên bia mang đậm phong cách thời Lý, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Lễ hội chùa Đọi hàng năm mở từ ngày 19 - 21 tháng 3 Âm lịch, chính hội vào ngày 21 là một lễ hội thu hút rất đông du khách gần xa đến tham dự và vãn cảnh.
Vào năm 1992, chùa Đọi đã được công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc Gia của Việt Nam.