1. Nằm trên địa bàn hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có khu vườn nhãn cổ thụ độc nhất vô nhị của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là nơi quy tụ của hàng trăm cây nhãn có dáng vẻ gân guốc, uốn lượn cổ quái, mang đậm dấu ấn thời gian.Nhiều cây nhãn ở vườn nhãn cổ Bạc Liêu đã trên dưới 100 tuổi. Tương truyền, khi người Hoa di cư đến đây đầu thế kỷ 19, ông Trương Hưng mang hai giống nhãn Trung Quốc sang trồng trên đất giồng cát Bạc Liêu thì cả cây thích nghi và phát triển tốt, được nhiều người ưa chuộng.Người dân trong vùng đã nhân rộng diện tích trồng nhãn, khiến ở đâu có đất giồng cát là có nhãn mọc lên. Vào những năm 1960, người trồng nhãn trang bị hệ thống nước tưới bằng giếng khoan khiến năng suất tăng đáng kể. Vào thời kỳ hoàng kim, các vườn nhãn trải dài hơn 11 km dọc tỉnh lộ.Tiếc rằng những năm gần đây, do thị trường bất ổn, cộng với sự già cỗi, thoái hoá, năng suất nhãn cổ giảm mạnh khiến hàng loạt nhà vườn phải đành đốn bỏ để chuyển sang trồng các giống cây khác. Bảo tồn vườn nhãn cổ đang là vấn đề cấp bách được các ngành chức năng Bạc Liêu quan tâm.2. Nằm ở Phường Hồng Châu, TP Hưng Yên, chùa Hiến là một ngôi chùa cổ của mảnh đất Phố Hiến. Chùa cũng được biết đến như nơi lưu giữ một cây nhãn cổ thụ quý giá, được gọi là cây nhãn Tổ. Cây nhãn này có tuổi đời hơn 300 năm, là "tổ tiên" của giống nhãn lồng Hưng Yên nổi tiếng.Tương truyền, cây nhãn Tổ là sản vật quý của vùng, vì vậy hàng năm vào tháng ba, mùa nhãn, các vị quan địa phương, các bậc cao niên trong làng thường chọn những trai làng khỏe mạnh, khôi ngô tuấn tú trèo lên cây hái nhãn tiến vua, nên cây nhãn này còn được gọi là cây nhãn tiến.Cây nhãn thường cho rất nhiều quả to, hình dáng hơi bẹt, cùi dày, ăn ngọt, hạt nhỏ. Nhà bác học Lê Quý Đôn từng ví mùi vị của quả cây nhãn Tổ "thơm tựa như nước thánh trời cho". Từ cây nhãn này, người dân Hưng Yên đã lấy giống để trồng ở nhiều nơi trong địa phương của mình.Trước kia, thân cây nhãn Tổ rất to, ba người lớn ôm chưa hết. Vào năm 1947, một cơn bão lớn quét qua địa phương, cây bị gãy mất một nửa do thân cây vốn đã mục theo thời gian. Chỉ còn một nhánh cây được giữ lại, chính là cây nhãn hiện tại. Ngày nay, cây vẫn ra quả đều đặn mỗi mùa.3. Khuôn viên Đình Phú Diễn, (phường Phú Diễn, huyện Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là nơi tọa lạc của một cây nhãn cổ thụ rất đặc biệt. Với chu vi thân gốc hơn 4m, đây là cây nhãn có thân gốc khổng lồ vào loại bậc nhất Việt Nam.Cây có tất cả ba thân mọc ra từ cùng một gốc, trong đó một thân có kích thước vượt trội so với hai thân còn lại. Chiều cao của cây ước chừng 15 mét.Theo khảo sát của các chuyên gia, cây nhãn cổ thụ này đã có tuổi đời gần 400 năm. Lớp vỏ cây nhăn nheo, sần sùi, in đậm dấu thời gian.Các cành nhánh chính của cây uốn lượn tựa mình rồng. Tán cây rất rộng, tỏa bóng mát xuống một góc sân đình. Vào năm 2014, cây nhãn của đình Phú Diễn đã được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
1. Nằm trên địa bàn hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có khu vườn nhãn cổ thụ độc nhất vô nhị của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là nơi quy tụ của hàng trăm cây nhãn có dáng vẻ gân guốc, uốn lượn cổ quái, mang đậm dấu ấn thời gian.
Nhiều cây nhãn ở vườn nhãn cổ Bạc Liêu đã trên dưới 100 tuổi. Tương truyền, khi người Hoa di cư đến đây đầu thế kỷ 19, ông Trương Hưng mang hai giống nhãn Trung Quốc sang trồng trên đất giồng cát Bạc Liêu thì cả cây thích nghi và phát triển tốt, được nhiều người ưa chuộng.
Người dân trong vùng đã nhân rộng diện tích trồng nhãn, khiến ở đâu có đất giồng cát là có nhãn mọc lên. Vào những năm 1960, người trồng nhãn trang bị hệ thống nước tưới bằng giếng khoan khiến năng suất tăng đáng kể. Vào thời kỳ hoàng kim, các vườn nhãn trải dài hơn 11 km dọc tỉnh lộ.
Tiếc rằng những năm gần đây, do thị trường bất ổn, cộng với sự già cỗi, thoái hoá, năng suất nhãn cổ giảm mạnh khiến hàng loạt nhà vườn phải đành đốn bỏ để chuyển sang trồng các giống cây khác. Bảo tồn vườn nhãn cổ đang là vấn đề cấp bách được các ngành chức năng Bạc Liêu quan tâm.
2. Nằm ở Phường Hồng Châu, TP Hưng Yên, chùa Hiến là một ngôi chùa cổ của mảnh đất Phố Hiến. Chùa cũng được biết đến như nơi lưu giữ một cây nhãn cổ thụ quý giá, được gọi là cây nhãn Tổ. Cây nhãn này có tuổi đời hơn 300 năm, là "tổ tiên" của giống nhãn lồng Hưng Yên nổi tiếng.
Tương truyền, cây nhãn Tổ là sản vật quý của vùng, vì vậy hàng năm vào tháng ba, mùa nhãn, các vị quan địa phương, các bậc cao niên trong làng thường chọn những trai làng khỏe mạnh, khôi ngô tuấn tú trèo lên cây hái nhãn tiến vua, nên cây nhãn này còn được gọi là cây nhãn tiến.
Cây nhãn thường cho rất nhiều quả to, hình dáng hơi bẹt, cùi dày, ăn ngọt, hạt nhỏ. Nhà bác học Lê Quý Đôn từng ví mùi vị của quả cây nhãn Tổ "thơm tựa như nước thánh trời cho". Từ cây nhãn này, người dân Hưng Yên đã lấy giống để trồng ở nhiều nơi trong địa phương của mình.
Trước kia, thân cây nhãn Tổ rất to, ba người lớn ôm chưa hết. Vào năm 1947, một cơn bão lớn quét qua địa phương, cây bị gãy mất một nửa do thân cây vốn đã mục theo thời gian. Chỉ còn một nhánh cây được giữ lại, chính là cây nhãn hiện tại. Ngày nay, cây vẫn ra quả đều đặn mỗi mùa.
3. Khuôn viên Đình Phú Diễn, (phường Phú Diễn, huyện Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là nơi tọa lạc của một cây nhãn cổ thụ rất đặc biệt. Với chu vi thân gốc hơn 4m, đây là cây nhãn có thân gốc khổng lồ vào loại bậc nhất Việt Nam.
Cây có tất cả ba thân mọc ra từ cùng một gốc, trong đó một thân có kích thước vượt trội so với hai thân còn lại. Chiều cao của cây ước chừng 15 mét.
Theo khảo sát của các chuyên gia, cây nhãn cổ thụ này đã có tuổi đời gần 400 năm. Lớp vỏ cây nhăn nheo, sần sùi, in đậm dấu thời gian.
Các cành nhánh chính của cây uốn lượn tựa mình rồng. Tán cây rất rộng, tỏa bóng mát xuống một góc sân đình. Vào năm 2014, cây nhãn của đình Phú Diễn đã được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.