Tam quốc diễn nghĩa: Mỹ nhân khiến Chu Du điên đảo là ai?

Google News

Chu Du (175 -210) tên tự là Công Cẩn, là một nhà quân sự tài ba, chuyên về thủy chiến giữ chức vụ Đại đô đốc và là một trong những khai quốc công thần của Đông Ngô thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Theo Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung thì Tiểu Kiều và Đại Kiều (chị gái) họ là con gái Kiều Công, chủ nhân Kiều gia trang, gần vùng núi quận Cối Kê xứ Giang Đông, khu vực bờ nam sông Dương Tử. Tiểu Kiều được mô tả dung mạo xinh đẹp, thông minh, thích đọc sách, đánh đàn, ngắm hoa và làm thơ nàng thuộc hàng tuyệt thế giai nhân thời Tam quốc.
Tam quoc dien nghia: My nhan khien Chu Du dien dao la ai?
 Chu Du (175 -210).
Sau khi chiếm được Uyển Thành, Lư Giang, Tiểu bá vương Tôn Sách cùng bạn là Chu Du đến thăm Kiều gia trang rồi tình cờ chạm mặt hai nàng Kiều. Họ bèn cầu hôn hai tiểu thư họ Kiều. Đại Kiều kết hôn với Tôn Sách và Tiểu Kiều kết hôn với Chu Du.
Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của hai chị em họ Kiều được xem là sự hôn phối giữa “Trai anh hùng, gái thuyền quyên”, “mỹ nhân và danh tướng” nhưng đều không kéo dài. Lấy nhau được 3 năm thì Tôn Sách mất, Đại Kiều một mình nuôi con cho tới cuối đời. Phần cô em là Tiểu Kiều thì may mắn hơn chị, được cùng chồng là Chu Du yên hưởng tình yêu tới 12 năm nhưng Chu Du cũng đoản mệnh. Sau khi chồng mất, họ đều trở lại Kiều gia trang để sinh sống. Cả hai chị em họ Kiều đều phải chịu cảnh goá phụ khi còn quá trẻ.
Ngày ấy, Tào Tháo đang chiếm được ưu thế rất lớn trong cuộc chiến với Ngô và Thục. Quân sư nước Thục là Khổng Minh, để thuyết phục được quân thần nước Ngô hợp tác với nước mình, Khổng Minh tự thân lặn lội đến với Đông Ngô, một mình dùng tài lập luận khẩu chiến với bá quan Đông Ngô trước mặt minh chủ Tôn Quyền, một mình dốc hết can đảm thuyết phục Tôn Quyền đồng ý hợp lực cùng Thục chống lại Tào Ngụy.
Tam quoc dien nghia: My nhan khien Chu Du dien dao la ai?-Hinh-2
Khổng Minh biết rõ, việc Đông Ngô có chịu hợp lực với Thục chống lại Tào Ngụy hay không, tất cả đều nằm ở con người Chu Du. 
Nhưng nhiêu đó giai thoại về Khổng Minh vẫn chưa là gì so với sự kiện ông ghé thăm doanh phủ của Chu Du - Đại đô đốc của nước Đông Ngô thời bấy giờ, biết Chu Du là người minh chủ Tôn Quyền tin dùng, cũng là người gây được tác động tới Tôn Quyền trong việc: "Có nên hợp sức cùng Thục đánh Ngụy hay không?", do vậy sau buổi khẩu chiến với bá quan Đông Ngô, Khổng Minh đã sớm nhắm tới Chu Du.
Khổng Minh làm thân với Lỗ Túc - một triều thần của Đông Ngô rồi thông qua những buổi chầu rượu với Lỗ Túc, tìm hiểu về con người, tính cách của Chu đô đốc. Sau khi biết được mỹ nhân Tiểu Kiều là phu nhân của Chu Du, Khổng Minh đã lập tức làm sẵn một bản sửa của bài thơ phú Đài Đổng Tước nhằm chuẩn bị cho kế "khích tướng" Chu Du.
Ngay trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, khi Chu Du nói sẽ quy hàng triều đình không đối đầu với Tào Tháo. Khổng Minh cũng liền giả bộ nghe theo và khen ngợi Chu Du là con người biết thời thế, và hiến kế cho Đông Ngô thoát nạn binh đao bằng cách dâng Đại Kiều và Tiểu Kiều cho Tào Tháo.
Khổng Minh đã đọc và luận bản sửa của bài thơ phú Đài Đổng Tước (Đồng Tước đài phú) trước mặt Chu Du, đưa tới hàm ý Tào Tháo vì muốn cướp vợ của Chu Du mà sẽ đánh chiếm Đông Ngô, gây cảnh lầm than. Vì là người có tính tự ái cao nên sau khi nghe xong bài phú, Chu Du đã đùng đùng nổi giận, rút gươm khỏi bao, chỉ về phương Bắc mà thét lên rằng: "Chu Du ta thề không đội trời chung với giặc Tào!". Nghe xong câu nói này, Khổng Minh khéo lấy quạt lông vũ che đi nụ cười mãn nguyện của mình, điều đó có nghĩa kế khích tướng được lập dành cho Chu Du đã thành công mỹ mãn qua đó buộc Chu Du phải liên minh cùng Tây Thục. Sau đó nhờ Khổng Minh cầu gió đông, nên Chu Du dùng hỏa công đốt phá mấy chục vạn quân Tào tại trận Xích Bích. Tào Tháo thua to, mộng chiếm đất Giang Nam hoàn toàn tan vỡ.
Tuy nhiên, theo sử liệu bài Đồng Tước đài phú của Tào Thực được viết vào năm 212, hai năm sau khi công trình hoàn thành. Bên cạnh đó, bài thơ trong Tam quốc diễn nghĩa có chứa đựng thêm 7 dòng không có trong bản gốc của Tào Thực được ghi lại trong Tam quốc chí. Vì vậy, câu chuyện Gia Cát Lượng sử dụng bài phú để kích động sự phẫn nộ của Chu Du đối với Tào Tháo trong Tam quốc diễn nghĩa hoàn toàn là hư cấu. Những việc Chu Du hết lòng yêu thương vợ thì được nhiều người đồng ý.
Theo Quốc Tiệp (Người Đưa Tin)

>> xem thêm

Bình luận(0)