Tâm ''hại người'' không được giữ, nhưng tâm ''phòng người'' phải giữ

Google News

Giúp người trong lúc hoạn nạn là việc nên làm, nhưng nếu không có chừng mực sẽ tự rước họa vào thân, thậm chí hủy diệt tiền đồ của mình. Nên nhớ, tâm hại người không được giữ, nhưng tâm phòng người phải giữ.

Con lạc đà và thước đo của sự lương thiện
Có một câu chuyện ngụ ngôn thế này. Vào một đêm mùa đông lạnh lẽo cắt da cắt thịt, có một người lữ hành Ả Rập đang nghỉ ngơi trong chiếc lều ấm áp của mình. Đột nhiên, ngoài lều xuất hiện một con lạc đà co ro bất lực. Nó than rằng thời tiết khắc nghiệt quá, xin người chủ lều thương tình cho nó được đưa đầu vào sưởi ấm một chút.
Người Ả Rập thấy con lạc đà đáng thương vô cùng nên đã gật đầu đồng ý. Thế nhưng được một lúc, con lạc đà lại xin được đưa cổ, sau đó đến chân trước và nửa thân vào lều. Người Ả Rập mủi lòng, không nhẫn tâm từ chối nên đã gật đầu đồng ý. Được đà lấn tới, không biết điểm dừng, con lạc đà chui cả người vào trong, đẩy người Ả Rập ra ngoài, hưởng trọn căn lều ấm áp.
Tâm hại người không được giữ, nhưng tâm phòng người phải giữ
Tam ''hai nguoi'' khong duoc giu, nhung tam ''phong nguoi'' phai giu
Ảnh minh họa. 
Người Ả Rập bản tính lương thiện, giúp đỡ vô điều kiện, đến nỗi quên cả lợi ích của mình, để rồi làm ơn mắc oán. Cuộc đời cũng không ít trường hợp như vậy. Giúp người trong lúc hoạn nạn là việc nên làm, nhưng nếu không có chừng mực sẽ tự rước họa vào thân, thậm chí hủy diệt tiền đồ của mình. Nên nhớ, tâm hại người không được giữ, nhưng tâm phòng người phải giữ.
Trong cuộc sống, lòng tốt vô cùng cần thiết. Thế nhưng nếu đi sai hướng sẽ gây hại cho mình và người khác. Thậm chí, lòng tốt mà thiếu suy nghĩ, sẽ chỉ mang lại tai họa, thậm chí là họa sát thân. Đừng để sự nhân hậu bị lợi dụng, hãy biết cho đi thông minh để vừa lợi mình, tốt cho người.
Theo Xuân Quỳnh/Khỏe & Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)