Trong lịch sử loài người, đã có một thời kỳ dài sử dụng vũ khí lạnh. Trên chiến trường, "dài một tấc là mạnh, ngắn một tấc là rủi ro".
Từ thời Xuân Thu, binh lính được trang bị giáo, dao ngắn, cung tên và khiên, các đội được sắp xếp theo cấu hình cấp bậc, mỗi cuộc chiến trở thành một "cỗ máy chiến đấu khổng lồ". Để bảo vệ thân và đầu của các chiến binh khỏi bị thương, áo giáp bắt đầu xuất hiện.
Ban đầu người ta chỉ sử dụng da thú và tre, nứa, về sau dần dần phát triển thành các sản phẩm bằng đồng và sắt. Cùng với thời gian, ngày càng nhiều các loại áo giáp được sử dụng trong quân lính. Việc sử dụng áo giáp đã cải thiện đáng kể sức mạnh của quân lính thời bấy giờ.
Theo ghi chép lịch sử, một bộ giáp kỵ binh đòi hỏi sự phối hợp của hơn 40 thợ thủ công để chế tạo và trải qua 8 quá trình, tổng thời gian mất hơn 200 ngày. Giá trị thực của áo giáp này tương đương với thu nhập của một gia đình nông dân bình thường trong hơn 5 năm.
Vào thời cổ đại, mức độ kiểm soát vũ khí được thả lỏng hơn nhiều so với áo giáp. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu vương quốc, ông đã làm một việc là tịch thu vũ khí và sử dụng chúng để đúc đồng.
Áo giáp là một món đồ xa xỉ, nếu sở hữu riêng sẽ bị kết án tử hình. Theo luật cổ, áo giáp là tài sản quốc gia. Trừ khi qua đời trên chiến trường bởi kẻ thù, nếu không, việc mất áo giáp và vũ khí sẽ bị trừng phạt.
Trong một số tác phẩm điện ảnh và truyền hình, chúng ta có thể thường xuyên bắt gặp những người lính hay những người dân thường mang theo một thanh đao bên mình. Nhưng ngoài thủ lĩnh ra, chưa từng thấy ai tự ý mặc áo giáp ra ngoài.
Cổ Duy trong "Phân tích cuộc cách mạng lịch sử của áo giáp cổ đại Trung Quốc" cho biết: Vũ khí và áo giáp là những vật dụng đặc thù, vì vậy triều đình phải kiểm soát những người sở hữu chúng.
Theo quan niệm xưa, hạn chế áo giáp hiệu quả hơn hạn chế sử dụng vũ khí .
Lý do thứ nhất, là nhân dân có áo giáp hay không cũng không gây bất tiện cho sản xuất và đời sống.
Thứ hai, không có áo giáp nghĩa là khả năng phòng thủ thấp, thuận lợi cho chính quyền trấn áp.
Thứ ba, quy trình sản xuất áo giáp rất tốn kém, chu kỳ chế tạo kéo dài, khó sản xuất vì vậy cần tăng cường kiểm soát.
Tóm lại, một trong những lý do tại sao áo giáp lại được các nhà cai trị của mọi triều đại ưu tiên quan tâm là để hạn chế rủi ro khi người dân sở hữu các loại vũ khí nguy hiểm, có thể gây ra bạo loạn.