Những kế hoạch “khủng”
Nằm trên đường phân ranh Âu - Á, hồ khổng lồ Caspi (được gọi là biển) chứa một trữ lượng “vàng đen” khổng lồ - một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Liên Xô, là nguồn nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp và cũng là nhiên liệu của nhiều phương tiện giao thông và máy móc khác.
Tại mọi thời điểm xây dựng và phát triển, một trong những nhiệm vụ chính của chính phủ Liên Xô là củng cố nền kinh tế, vốn được coi là ưu việt hơn chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa. Để đạt được mục tiêu này, nhiều dự án quy mô lớn đã được đề xuất, một số trong số đó không chỉ ảnh hưởng đến các lĩnh vực công nghiệp, mà cả khí hậu và tự nhiên, ví dụ dự án tát cạn Biển Caspi để có được nguồn dầu thô mới.
|
Lãnh tụ Liên Xô Stalin từng nghĩ đến việc tát cạn biển Caspi (Nguồn: rosbalt.ru). |
Năm 1949, giếng dầu đầu tiên của Liên Xô ở ngoài khơi Caspi cách bờ biển 40km đã được khoan. Caspian khi đó là vùng khai thác dầu chính của Liên Xô (các mỏ dầu ở Tây Siberia chưa được phát hiện). Người ta đã nghĩ đến việc thành lập một thành phố trên biển từ những ngôi nhà sàn bằng thép có tên là “Đá dầu”. Tuy nhiên, việc xây dựng cầu vượt từ đất liền đến thành phố này rất tốn kém, kỹ thuật và thiết bị xây dựng của chỉ đáp ứng được cho việc thi công ở vùng nước nông.
Năm 1952, Stalin quyết định tăng cường sản lượng dầu khai thác tại vùng biển Caspian. Cùng với Stalin, các nhà khoa học, các nhà chuyên môn, các người quản lý… đã thảo luận về khả năng thực hiện của nó, tính đến cả nước sông và nước mưa... Theo dự án, nước sông Volga sẽ đưa về Bắc Kazakhstan, nước sông Terek sẽ được chuyển đến thảo nguyên Kalmykia và sông Kura sẽ bị ngăn lại.
Khi xem xét các dự án, đã có những người phản đối việc tát cạn biển Caspian. Chẳng hạn, Mikoyan lập luận rằng, sự biến mất của biển sẽ ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp ở Kazakhstan, nguồn trứng cá đen được xuất khẩu ra nước ngoài để thu ngoại tệ sẽ không còn nữa. Nhưng Stalin tại thời điểm đó quan tâm đến lợi ích vật chất từ khai thác dầu mỏ hơn là từ thương mại thông thường.
Các phép tính
Nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin chỉ thị thực hiện việc tính toán và phân tích toàn diện vấn đề. Theo các tính toán ban đầu, sẽ mất ít nhất 15 năm để thực hiện các dự án và sẽ phải tốn rất nhiều tiền của. Chỉ riêng thay đổi dòng chảy sông Volga và Terek, cũng như việc ngăn sông Kura, đã tiêu tốn của Liên bang 8-9 tỷ Rúp. Và đối với việc bom cạn lượng nước biển, vốn thường xuyên được bổ sung bởi mưa, sẽ mất ít nhất 16-17 năm.
Đây là một yếu tố cân não đối với nhà lãnh đạo Stalin, và ông quyết định từ bỏ các ý tưởng đó. Nếu không vì điều này, các dự án dưới thời Stalin có thể đã gây ra hậu quả tai hại, theo các nhà thủy văn học, bao gồm cả sự thay đổi khí hậu rõ rệt ở nước này và khu vực.
|
Chân dung nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin (Nguồn: sharknews.ru). |
Trên thực tế, các dự án chinh phục biển Caspian đã xuất hiện khi việc khai thác dầu ở đó bắt đầu, từ cuối thế kỷ 19, dưới thời Đế chế Nga. Năm 1906, một cuộc thi các dự án làm cạn Caspi đã được công bố. Năm 1909-1912, một con đập rào bằng đá đã được xây dựng và việc san lấp khu vực có hàng rào bắt đầu, diện tích ngập khoảng 300 ha. Cuộc nội chiến đã làm gián đoạn các công trình này, nhưng chúng một lần nữa được hồi sinh sau khi chính quyền Xô viết tại Azerbaijan được thành lập và cũng cố vào năm 1927.
Và sau khi Stalin qua đời, vào năm 1954, kế hoạch Malenkov-Khrushchev với ý tưởng chuyển nước các con sông phía bắc về Biển Caspian, trong đó một nửa dành cho việc tưới tiêu vùng thảo nguyên khô cằn và bán hoang mạc của miền bắc Kazakhstan, cũng đã được đề xuất. Nhưng may mắn, đã có những người thông minh và sáng suốt không cho phép các kế hoạch táo bạo thay đổi tự nhiên và khí hậu đó trở thành hiện thực. Nếu không, mọi thứ có thể đã kết thúc theo cách tồi tệ nhất./.