Tại sao có nhiều cặp vợ chồng kết hôn nhưng suốt đời chẳng thể có con?

Google News

Trong cuộc sống từ xa xưa tới nay có rất nhiều cặp vợ chồng kết hôn, lúc nào khao khát có đứa con nhưng suốt đời chẳng có con. Vì sao lại vậy?

Có rất nhiều người kết hôn nhưng lại chẳng thể có con, vì sao?. Là vì không có duyên, con cái phải có duyên thì chúng mới đầu thai vào nhà của bạn. Chúng nó không có duyên thì ắt sẽ không đầu thai vào nhà bạn.

Nói một cách khác thì những đứa trẻ đi đầu thai, phải tìm đối thượng. Nhiều bậc cha mẹ cầu có con, nhưng chưa chắc chúng nó đã để ý đến họ.

Phật dạy có 4 loại nhân duyên

Loại thứ nhất là báo ân

Trong đời trước, đôi bên có ân huệ với nhau. Thế lần này chúng thấy người cha mẹ ấy nên đầu thai vào nhà họ, trở thành con hiếu, cháu hiền để đền ơn, báo ân.

Tai sao co nhieu cap vo chong ket hon nhung suot doi chang the co con?

Loại thứ hai là báo oán

Trong đời trước, cha mẹ nào có thù hận với chúng. Thì lần này chúng sẽ đến làm con cái của họ. Mai sau lớn lên sẽ trở thành những đứa con hư để khiến gia đình suy bại.

Thế nên đừng gây thù chuốc oán với bất kỳ ai. Người cừu hận bên ngoài thì còn có thể đề phòng. Nhưng đầu thai vào trong nhà thì làm thế nào đây. Kiếp trước bạn hãm hại người đó thì thần thức người đó sẽ đến làm con cháu trong nhà bạn.

Loại thứ ba là đòi nợ

Trong quá khứ, cha mẹ thiếu nợ chúng thì đời này chúng đến đòi nợ. Nếu nợ ít thì nuôi hai, ba năm đứa con sẽ mất. Nếu nợ nhiều thì có thể nuôi đến khi học đại học, đi làm. Nợ đã đòi xong nó sẽ ra đi.

Loại thứ tư là trả nợ

Tai sao co nhieu cap vo chong ket hon nhung suot doi chang the co con?-Hinh-2

Con cái thiếu nợ cha mẹ, đời này gặp lại thì nó sẽ trả nợ. Lúc nào nó cũng cố gắng chăm sóc cha mẹ. Nếu thiếu nợ nhiều nó sẽ cung phụng cha mẹ về hậu vận. Nếu nợ ít thì nó sẽ lo cho cuộc sống của cha mẹ no đủ là được.

Kiểu người này tuy là phụng dưỡng cha mẹ nhưng lại không có tâm hiếu thuận. Báo ân bèn có tâm hiếu thuận chứ trả nợ thì không có tâm hiếu thuận.

Phật dạy ân oán, nợ nần nhiều bèn biến thành cha con, anh em ruột thịt của nhau. Ân oán, nợ nần ít thì biến thành thân thích, bầu bạn. Thế nên giữa người đến với người là do duyên phận.

Điều này nhằm nói rõ đầu thai chẳng phải tùy tiện bèn trở thành người một nhà. Chẳng phải như vậy, mà đã có mối quan hệ từ trong quá khứ.

Theo Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)