Gia Cát Lượng được nhiều người biết đến là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thời Tam quốc, có công lớn trong việc giúp Lưu Bị xây dựng nhà Thục Hán lớn mạnh. Ông là người thông minh, túc trí đa mưu, giỏi bày binh bố trận, trên thông thiên văn dưới tường địa lý...Theo một số nhà nghiên cứu, tài năng của Gia Cát Lượng được hình thành nhờ quá trình học tập, rèn luyện tại "Học Nghiệp Đường" - trường học chuyên đào tạo tướng cầm quân của Lưu Biểu ở Kinh Châu. Ông theo học tại ngôi trường này từ năm 14 tuổi.Trong số các nội dung học tập, Gia Cát Lượng dành nhiều sự quan tâm đến các bộ binh pháp. Ông nghiên cứu tỉ mỉ các cuốn binh thư để có thể hiểu rõ về những mưu lược của người đời trước từ đó học hỏi, áp dụng cho sau này.Trong thời gian đi học, Gia Cát Lượng cũng có cơi hội gặp mặt, trò chuyện với một số danh sĩ, võ tướng... giúp ông mở rộng kiến thức về các lĩnh vực, bao gồm quân sự.Mặc dù là người am hiểu nhiều binh pháp và có nhiều mưu kế giúp Lưu Bị giành được nhiều chiến thắng trong các trận chiến với kẻ địch nhưng nhiều danh tướng cho rằng Gia Cát Lượng không phải là thiên tài cầm quân đánh trận.Điều này xuất phát từ việc phần lớn những chiến dịch quân sự do Gia Cát Lượng cầm quân đều không giành được thắng lợi. Điển hình là những lần Bắc Phạt đánh quân Tào Ngụy do Gia Cát Lượng trực tiếp chỉ huy đều không đạt được kết quả như ý muốn.Những lần thắng trận vẻ vang của Gia Cát Lượng đều có sự tham gia của các danh tướng khác của nhà Thục Hán như Quan Vũ, Trương Phi...Trong nhiều trận chiến, Gia Cát Lượng đóng vai trò quân sư khi đưa ra ý kiến chiến lược, trận pháp giúp đánh bại kẻ thù. Ông không trực tiếp chỉ huy những chiến dịch này. Điều này cho thấy Gia Cát Lượng mưu trí hơn người nhưng không giỏi dẫn quân đánh trận, vận dụng các binh pháp đã học một cách hoàn hảo như những danh tướng có nhiều năm cầm quân đánh địch.Gia Cát Lượng không có nhiều kinh nghiệm dẫn quân nên khi được giao trọng trách điều binh khiển tướng thì lo nhiều việc lớn nhỏ dẫn đến không thể bồi dưỡng được nhân tài cho thế hệ sau.Đó chỉ là một luồng quan điểm nhận định về tài năng quân sự của Gia Cát Lượng. Dù vậy, những đóng góp to lớn của vị quân sư này đối với nhà Thục Hán là điều không thể phủ nhận. Chính vì vậy, ông được nhiều người kính trọng và ngưỡng mộ.Mời độc giả xemvideo: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Gia Cát Lượng được nhiều người biết đến là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thời Tam quốc, có công lớn trong việc giúp Lưu Bị xây dựng nhà Thục Hán lớn mạnh. Ông là người thông minh, túc trí đa mưu, giỏi bày binh bố trận, trên thông thiên văn dưới tường địa lý...
Theo một số nhà nghiên cứu, tài năng của Gia Cát Lượng được hình thành nhờ quá trình học tập, rèn luyện tại "Học Nghiệp Đường" - trường học chuyên đào tạo tướng cầm quân của Lưu Biểu ở Kinh Châu. Ông theo học tại ngôi trường này từ năm 14 tuổi.
Trong số các nội dung học tập, Gia Cát Lượng dành nhiều sự quan tâm đến các bộ binh pháp. Ông nghiên cứu tỉ mỉ các cuốn binh thư để có thể hiểu rõ về những mưu lược của người đời trước từ đó học hỏi, áp dụng cho sau này.
Trong thời gian đi học, Gia Cát Lượng cũng có cơi hội gặp mặt, trò chuyện với một số danh sĩ, võ tướng... giúp ông mở rộng kiến thức về các lĩnh vực, bao gồm quân sự.
Mặc dù là người am hiểu nhiều binh pháp và có nhiều mưu kế giúp Lưu Bị giành được nhiều chiến thắng trong các trận chiến với kẻ địch nhưng nhiều danh tướng cho rằng Gia Cát Lượng không phải là thiên tài cầm quân đánh trận.
Điều này xuất phát từ việc phần lớn những chiến dịch quân sự do Gia Cát Lượng cầm quân đều không giành được thắng lợi. Điển hình là những lần Bắc Phạt đánh quân Tào Ngụy do Gia Cát Lượng trực tiếp chỉ huy đều không đạt được kết quả như ý muốn.
Những lần thắng trận vẻ vang của Gia Cát Lượng đều có sự tham gia của các danh tướng khác của nhà Thục Hán như Quan Vũ, Trương Phi...
Trong nhiều trận chiến, Gia Cát Lượng đóng vai trò quân sư khi đưa ra ý kiến chiến lược, trận pháp giúp đánh bại kẻ thù. Ông không trực tiếp chỉ huy những chiến dịch này. Điều này cho thấy Gia Cát Lượng mưu trí hơn người nhưng không giỏi dẫn quân đánh trận, vận dụng các binh pháp đã học một cách hoàn hảo như những danh tướng có nhiều năm cầm quân đánh địch.
Gia Cát Lượng không có nhiều kinh nghiệm dẫn quân nên khi được giao trọng trách điều binh khiển tướng thì lo nhiều việc lớn nhỏ dẫn đến không thể bồi dưỡng được nhân tài cho thế hệ sau.
Đó chỉ là một luồng quan điểm nhận định về tài năng quân sự của Gia Cát Lượng. Dù vậy, những đóng góp to lớn của vị quân sư này đối với nhà Thục Hán là điều không thể phủ nhận. Chính vì vậy, ông được nhiều người kính trọng và ngưỡng mộ.
Mời độc giả xemvideo: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.