Biểu tượng chữ Vạn trong Phật giáo là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất thế giới. Trong Phật giáo, chữ Vạn là một trong 32 tướng tốt của đức Phật. Đây là biểu thị công đức của Phật.Sở dĩ hình chữ Vạn xuất hiện ở ngực của Đức Phật là để nói lên cái ý nghĩa giác ngộ vẹn toàn của Phật. Vị trí chữ Vạn ở chính giữa ngực Đức Phật là tượng trưng cho lý Trung Đạo, không kẹt hai bên, vượt ngoài đối đãi.Về ý nghĩa của chữ Vạn, Từ Điển Phật Học Huệ Quang giải thích nó có nghĩa là cát tường hải vân hay cát tường hỷ toàn.Biểu tượng chữ thập ngược này được nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia tìm hiểu.Cụ thể, tại Nhật Bản, chữ Vạn trong Phật giáo được gọi là manji. Nó thể hiện sự hài hòa và cân bằng âm dương trong vũ trụ.Biểu tượng chữ Vạn của Ấn Độ giáo, đôi khi còn được trang trí thêm các chấm tròn ở các góc một phần tư. Trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo, chữ Vạn được đồng hóa với thần Vishnu và được liên kết với thần Shiva và việc thờ rắn thần Nagar.Trong khi đó, tại khu vực Nam Âu, khu vực tiếp giáp với châu Á, biểu tượng chữ Vạn cũng đã được tìm thấy trong các công trình kiến trúc thuộc nền văn hóa Byzantine – nền văn hóa thuộc khu vực Biển Đen và Địa Trung Hải kéo dài từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên cho đến thời trung cổ.Trải qua lịch sử hàng ngàn năm, biểu tượng chữ Vạn được sử dụng rộng rãi ở nhiều châu lục, nhiều nền văn hóa.Biểu tượng chữ thập ngược này được mỗi nền văn hóa gọi với cái tên khác nhau như trong tiếng HyLạp là tetraskelion, tiếng Pháp là croix gammé hay tiếng Anh gọi là fylfot...Mời quý độc giả xem video Biểu tượng kỳ quan thế giới vịnh Hạ Long thành phế tích (nguồn: Dân Việt)
Biểu tượng chữ Vạn trong Phật giáo là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất thế giới. Trong Phật giáo, chữ Vạn là một trong 32 tướng tốt của đức Phật. Đây là biểu thị công đức của Phật.
Sở dĩ hình chữ Vạn xuất hiện ở ngực của Đức Phật là để nói lên cái ý nghĩa giác ngộ vẹn toàn của Phật. Vị trí chữ Vạn ở chính giữa ngực Đức Phật là tượng trưng cho lý Trung Đạo, không kẹt hai bên, vượt ngoài đối đãi.
Về ý nghĩa của chữ Vạn, Từ Điển Phật Học Huệ Quang giải thích nó có nghĩa là cát tường hải vân hay cát tường hỷ toàn.
Biểu tượng chữ thập ngược này được nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia tìm hiểu.
Cụ thể, tại Nhật Bản, chữ Vạn trong Phật giáo được gọi là manji. Nó thể hiện sự hài hòa và cân bằng âm dương trong vũ trụ.
Biểu tượng chữ Vạn của Ấn Độ giáo, đôi khi còn được trang trí thêm các chấm tròn ở các góc một phần tư. Trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo, chữ Vạn được đồng hóa với thần Vishnu và được liên kết với thần Shiva và việc thờ rắn thần Nagar.
Trong khi đó, tại khu vực Nam Âu, khu vực tiếp giáp với châu Á, biểu tượng chữ Vạn cũng đã được tìm thấy trong các công trình kiến trúc thuộc nền văn hóa Byzantine – nền văn hóa thuộc khu vực Biển Đen và Địa Trung Hải kéo dài từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên cho đến thời trung cổ.
Trải qua lịch sử hàng ngàn năm, biểu tượng chữ Vạn được sử dụng rộng rãi ở nhiều châu lục, nhiều nền văn hóa.
Biểu tượng chữ thập ngược này được mỗi nền văn hóa gọi với cái tên khác nhau như trong tiếng HyLạp là tetraskelion, tiếng Pháp là croix gammé hay tiếng Anh gọi là fylfot...
Mời quý độc giả xem video Biểu tượng kỳ quan thế giới vịnh Hạ Long thành phế tích (nguồn: Dân Việt)