Được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, hoàng bào của vua nhà Nguyễn mặc lúc thiết lễ đại triều là một hiện vật đặc sắc phản ánh cuộc sống xa hoa cũng như tư duy thẩm mỹ của những người đứng đầu nhà nước phong kiến cuối cùng của Việt Nam.Đây là một tấm áo rất lộng lẫy, được chế tác hết sức công phu. Tính chất đế vương được thể hiện qua chất liệu gấm, lụa vàng óng cùng hình tượng rồng vờn mây.Rồng trên long bào của vua được tạo hình với 5 móng, thể hiện đây là một con rồng đã hoàn thiện, so với rồng 4 móng trên trang phục của hoàng thái tử - người được chỉ định sẽ kế vị ngôi vua sau này.Các chữ Phúc, Lộc, Thọ đại tự được thêu nổi trên áo vua theo lối chữ triện, như lời chúc phúc dành cho người quyền lực nhất vương triều.Để tăng thêm giá trị và uy nghi, tấm long bào được đính nhiều vàng bạc, trân châu..., nhiều họa tiết thêu bằng sợi kim tuyến.Những nét dệt, đường thêu rất sống động và công phu, thể hiện tài năng tuyệt đỉnh của những người thợ may cung đình.So với hoàng bào của vua, hoàng bào của hoàng hậu nhà Nguyễn cũng không kém phần lộng lẫy.Nét khác biệt dễ nhận ra so với hoàng bào của vua trước hết là màu sắc: Hoàng bào của hoàng hậu có màu đỏ cam, sẫm hơn so với màu vàng của vua.Hoa văn trang trí trung tâm trên áo hoàng hậu là chim phượng - loài chim thần thoại được coi là biểu tượng cho phụ nữ hoàng tộc.Các họa tiết trang trí khác có nhiều sự tương đồng với hoàng bào của vua, nhưng mật độ có phần thấp hơn.Các loại vải lụa dùng để may trang phục của vua và hoàng hậu đều là hàng cao cấp, do triều đình đặt mua ở Trung Hoa. Riêng gấm lụa vàng, thành phần quan trọng nhất thì được đặt làm ở làng lụa Hà Đông.Phương pháp chế tác các trang phục này là thêu từng mảnh rồi lắp ghép vào vải lót trong.Trang phục trong hoàng cung nhà Nguyễn có nhiều loại với tên gọi riêng, màu sắc riêng như trang phục đại triều; trang phục thường triều; trang phục nghi lễ, thường phục; trang phục xuân hạ; trang phục thu đông… Trong đó, trang phục đại triều được chế tác kỳ công nhất.Đi kèm với trang phục đại triều là đôi hài thêu rất cầu kỳ. Trong ảnh là đôi hài từng được vua Bảo Đại sử dụng.Còn đây là đôi hài dành cho hoàng hậu nhà Nguyễn. Mời quý vị xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.
Được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, hoàng bào của vua nhà Nguyễn mặc lúc thiết lễ đại triều là một hiện vật đặc sắc phản ánh cuộc sống xa hoa cũng như tư duy thẩm mỹ của những người đứng đầu nhà nước phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Đây là một tấm áo rất lộng lẫy, được chế tác hết sức công phu. Tính chất đế vương được thể hiện qua chất liệu gấm, lụa vàng óng cùng hình tượng rồng vờn mây.
Rồng trên long bào của vua được tạo hình với 5 móng, thể hiện đây là một con rồng đã hoàn thiện, so với rồng 4 móng trên trang phục của hoàng thái tử - người được chỉ định sẽ kế vị ngôi vua sau này.
Các chữ Phúc, Lộc, Thọ đại tự được thêu nổi trên áo vua theo lối chữ triện, như lời chúc phúc dành cho người quyền lực nhất vương triều.
Để tăng thêm giá trị và uy nghi, tấm long bào được đính nhiều vàng bạc, trân châu..., nhiều họa tiết thêu bằng sợi kim tuyến.
Những nét dệt, đường thêu rất sống động và công phu, thể hiện tài năng tuyệt đỉnh của những người thợ may cung đình.
So với hoàng bào của vua, hoàng bào của hoàng hậu nhà Nguyễn cũng không kém phần lộng lẫy.
Nét khác biệt dễ nhận ra so với hoàng bào của vua trước hết là màu sắc: Hoàng bào của hoàng hậu có màu đỏ cam, sẫm hơn so với màu vàng của vua.
Hoa văn trang trí trung tâm trên áo hoàng hậu là chim phượng - loài chim thần thoại được coi là biểu tượng cho phụ nữ hoàng tộc.
Các họa tiết trang trí khác có nhiều sự tương đồng với hoàng bào của vua, nhưng mật độ có phần thấp hơn.
Các loại vải lụa dùng để may trang phục của vua và hoàng hậu đều là hàng cao cấp, do triều đình đặt mua ở Trung Hoa. Riêng gấm lụa vàng, thành phần quan trọng nhất thì được đặt làm ở làng lụa Hà Đông.
Phương pháp chế tác các trang phục này là thêu từng mảnh rồi lắp ghép vào vải lót trong.
Trang phục trong hoàng cung nhà Nguyễn có nhiều loại với tên gọi riêng, màu sắc riêng như trang phục đại triều; trang phục thường triều; trang phục nghi lễ, thường phục; trang phục xuân hạ; trang phục thu đông… Trong đó, trang phục đại triều được chế tác kỳ công nhất.
Đi kèm với trang phục đại triều là đôi hài thêu rất cầu kỳ. Trong ảnh là đôi hài từng được vua Bảo Đại sử dụng.
Còn đây là đôi hài dành cho hoàng hậu nhà Nguyễn.
Mời quý vị xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.