Nằm ở phường 4, thành phố Vĩnh Long, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được nhà Nguyễn xây dựng từ năm 1864-1866 nhằm đề cao Nho giáo. Tuy vậy, sau khi khánh thành, tòa Văn miếu này đã trở thành điểm hoạt động văn hóa đề cao các bậc tiền hiền và giáo dục lòng yêu nước.Chỉ có mấy tháng sau sau khi Văn miếu hoạt động, quân Pháp đem chiến thuyền uy hiếp và chiếm thành Vĩnh Long lần thứ hai. Quân Pháp lấy cớ thiếu gỗ xây dựng dinh tham biện (dinh tỉnh trưởng) có ý định phá bỏ Văn Thánh Miếu.Lúc đó ông Bá hộ Trương Ngọc Lang (tức Bá hộ Nọn - người Minh Hương) được đồng bào đề cử đứng ra ngăn cản, nhờ vậy mà công trình không bị phá bỏ.Đến nay Văn Thánh Miếu Vĩnh Long vẫn giữ được những nét kiến trúc nguyên bản từ hàng trăm năm trước.Tọa lạc tại phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Văn miếu Trấn Biên có lịch sử hình thành từ năm 1715, là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong để tôn vinh Khổng Tử, các danh nhân văn hóa nước Việt và làm nơi đào tạo nhân tài phục vụ cho chế độ.Vào năm 1861, khi thực dân Pháp xâm lược miền Đông Nam Bộ và đánh chiếm Biên Hòa, chúng đã cho phá hủy Văn miếu Trấn Biên nhằm thực hiện chính sách ngu dân và thống trị lâu dài.Vào năm 1998, Văn miếu Trấn Biên được khởi công khôi phục lại trên nền Văn miếu cũ với số tiền đầu tư gần 20 tỷ đồng.Sau khi được khôi phục, Văn miếu Trấn Biên trở thành điểm đến quan trọng của du khách mỗi khi tới thăm thành phố Biên Hòa.Nằm phường 1, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Văn Thánh Miếu Cao Lãnh có số phận khá đặc biệt. Ban đầu công trình được xây dựng tại thôn Mỹ Trà (nay thuộc phường 3, TP Cao Lãnh), hoàn thành năm 1857. Đến năm 1878, Văn Thánh Miếu được dời đến vị trí hiện tại.Khoảng từ năm 1935 đến năm 1940, Văn Thánh Miếu được trùng tu và bài trí lại để làm thư viện và nơi hội họp bên cạnh việc thờ tự. Tại đây, một hội tao đàn (thơ ca) đã được thành lập.Năm 1951, do hoàn cảnh chiến tranh, Văn Thánh Miếu ngừng hoạt động và bị bỏ hoang nhiều thập niên sau đó.Sau năm 1975, Văn Thánh Miếu Cao Lãnh được sử dụng làm thư viện của tỉnh. Khu vực chung quanh Văn Thánh Miếu được xây dựng thành công viên rộng lớn gọi là Công viên Văn Miếu.
Nằm ở phường 4, thành phố Vĩnh Long, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được nhà Nguyễn xây dựng từ năm 1864-1866 nhằm đề cao Nho giáo. Tuy vậy, sau khi khánh thành, tòa Văn miếu này đã trở thành điểm hoạt động văn hóa đề cao các bậc tiền hiền và giáo dục lòng yêu nước.
Chỉ có mấy tháng sau sau khi Văn miếu hoạt động, quân Pháp đem chiến thuyền uy hiếp và chiếm thành Vĩnh Long lần thứ hai. Quân Pháp lấy cớ thiếu gỗ xây dựng dinh tham biện (dinh tỉnh trưởng) có ý định phá bỏ Văn Thánh Miếu.
Lúc đó ông Bá hộ Trương Ngọc Lang (tức Bá hộ Nọn - người Minh Hương) được đồng bào đề cử đứng ra ngăn cản, nhờ vậy mà công trình không bị phá bỏ.
Đến nay Văn Thánh Miếu Vĩnh Long vẫn giữ được những nét kiến trúc nguyên bản từ hàng trăm năm trước.
Tọa lạc tại phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Văn miếu Trấn Biên có lịch sử hình thành từ năm 1715, là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong để tôn vinh Khổng Tử, các danh nhân văn hóa nước Việt và làm nơi đào tạo nhân tài phục vụ cho chế độ.
Vào năm 1861, khi thực dân Pháp xâm lược miền Đông Nam Bộ và đánh chiếm Biên Hòa, chúng đã cho phá hủy Văn miếu Trấn Biên nhằm thực hiện chính sách ngu dân và thống trị lâu dài.
Vào năm 1998, Văn miếu Trấn Biên được khởi công khôi phục lại trên nền Văn miếu cũ với số tiền đầu tư gần 20 tỷ đồng.
Sau khi được khôi phục, Văn miếu Trấn Biên trở thành điểm đến quan trọng của du khách mỗi khi tới thăm thành phố Biên Hòa.
Nằm phường 1, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Văn Thánh Miếu Cao Lãnh có số phận khá đặc biệt. Ban đầu công trình được xây dựng tại thôn Mỹ Trà (nay thuộc phường 3, TP Cao Lãnh), hoàn thành năm 1857. Đến năm 1878, Văn Thánh Miếu được dời đến vị trí hiện tại.
Khoảng từ năm 1935 đến năm 1940, Văn Thánh Miếu được trùng tu và bài trí lại để làm thư viện và nơi hội họp bên cạnh việc thờ tự. Tại đây, một hội tao đàn (thơ ca) đã được thành lập.
Năm 1951, do hoàn cảnh chiến tranh, Văn Thánh Miếu ngừng hoạt động và bị bỏ hoang nhiều thập niên sau đó.
Sau năm 1975, Văn Thánh Miếu Cao Lãnh được sử dụng làm thư viện của tỉnh. Khu vực chung quanh Văn Thánh Miếu được xây dựng thành công viên rộng lớn gọi là Công viên Văn Miếu.