Tọa lạc tại phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Văn miếu Trấn Biên là một di tích lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt của khu vực Nam Bộ. Ảnh: Văn Miếu Môn - cổng chính của Văn miếu Trấn Biên.Có lịch sử hình thành từ năm 1715, Văn miếu Trấn Biên là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong để tôn vinh Khổng Tử, các danh nhân văn hóa nước Việt và làm nơi đào tạo nhân tài phục vụ cho chế độ. Ảnh: Nhà bia truyền thống Trấn Biên - Đồng Nai.Theo mô tả của Đại Nam nhất thống chí, Văn miếu Trấn Biên được xây dựng trên thế đất đẹp: Phía nam trông ra sông Phước Giang, phía bắc dựa vào núi Long Sơn, là một nơi cảnh đẹp thanh tú, cỏ cây tươi tốt...Bên trong rường cột chạm trổ, tinh xảo... Trong thành trăm hoa tươi tốt, có những cây tòng, cam quýt, bưởi, hoa sứ, mít, xoài, chuối và quả hồng xiêm đầy rẫy, sum sê, quả sai lại lớn.... Ảnh: Văn bia trong nhà bia.Trước năm 1802, hàng năm, đích thân chúa Nguyễn Phúc Ánh đến Văn miếu Trấn Biên để hành lễ hai lần vào mùa xuân và mùa thu. Từ khi chúa Nguyễn lên ngôi ở Huế thì quan tổng trấn thành Gia Định thay mặt vua, cùng với trấn quan Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ... Ảnh: Khuê Văn Các .Trước kia, bên cạnh Văn miếu Trấn Biên còn có Tỉnh học (trường học tỉnh Biên Hòa), có vai trò tương tự như Quốc tử giám. Đời vua Minh Mạng trường này dời về thôn Tân Lại (nay thuộc phường Hòa Bình, Biên Hòa). Ảnh: Hồ Tịnh Quang.Như vậy, ngoài vai trò vai trò thờ phụng, Văn miếu Trấn Biên còn đóng vai trò như một trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh Biên Hòa xưa và của cả Nam Bộ trước khi Văn miếu Gia Định ra đời vào năm 1824. Ảnh: Đại Thành Môn - cổng dẫn vào nhà thờ chính.Vào thời Nguyễn, Văn miếu Trấn Biên có hai lần được trùng tu lớn, lần thứ nhất vào năm 1794, lần thứ hai vào năm 1852. Sau khi hoàn thành trung tu, Văn miếu có quy mô lớn và khang trang hơn trước. Ảnh: Nhà bia thờ Khổng Tử trước nhà thờ chính.Sử sách ghi lại, khi đó Văn miếu Biên Hòa có "chính đường và tiền đường đều 5 gian, lại dựng thêm 2 dãy tả vu và hữu vu, mỗi dãy 5 gian, đền Khải Thánh, chính đường và tiền đường đều 3 gian, một tòa cửa giữa 3 gian, một tòa cửa trước 1 gian, một tòa kho đồ thờ 3 gian, một tòa Khuê Văn các 2 tầng, ba gian hai chái; phía trước"... Ảnh: Nhà thờ chính của Văn miếu Trấn Biên.Vào năm 1861, khi thực dân Pháp xâm lược miền Đông Nam Bộ và đánh chiếm Biên Hòa, chúng đã cho phá hủy Văn miếu Trấn Biên nhằm thực hiện chính sách ngu dân và thống trị lâu dài. Ảnh: Toàn cảnh khu thờ chính.Vào năm 1998, Văn miếu Trấn Biên được khởi công khôi phục lại trên nền Văn miếu cũ với số tiền đầu tư gần 20 tỷ đồng. Ảnh: Chi tiết kiến trúc trên nhà thờ chính.Công trình được khánh thành giai đoạn 1 vào ngày mùng 3 Tết Nhâm Ngọ (14/2/2002). Sau đó, trong dịp kỷ niệm 290 năm Văn miếu Trấn Biên (1715 - 2005), giai đoạn 2 của công trình tiếp tục được hoàn thành để Văn miếu có diện mạo như hiện tại. Ảnh: Nhà hữu vu và Khuê Văn Các soi bóng xuống hồ Tịnh Quang hình vuông - tượng trưng cho đất.Ngày nay, Văn miếu Trấn Biên là điểm đến không thể bỏ qua của du khách mỗi khi tới thăm thành phố Biên Hòa. Ảnh: Ô cửa tròn trên Khuê Văn Các tượng trưng cho bầu trời.
Tọa lạc tại phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Văn miếu Trấn Biên là một di tích lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt của khu vực Nam Bộ. Ảnh: Văn Miếu Môn - cổng chính của Văn miếu Trấn Biên.
Có lịch sử hình thành từ năm 1715, Văn miếu Trấn Biên là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong để tôn vinh Khổng Tử, các danh nhân văn hóa nước Việt và làm nơi đào tạo nhân tài phục vụ cho chế độ. Ảnh: Nhà bia truyền thống Trấn Biên - Đồng Nai.
Theo mô tả của Đại Nam nhất thống chí, Văn miếu Trấn Biên được xây dựng trên thế đất đẹp: Phía nam trông ra sông Phước Giang, phía bắc dựa vào núi Long Sơn, là một nơi cảnh đẹp thanh tú, cỏ cây tươi tốt...Bên trong rường cột chạm trổ, tinh xảo... Trong thành trăm hoa tươi tốt, có những cây tòng, cam quýt, bưởi, hoa sứ, mít, xoài, chuối và quả hồng xiêm đầy rẫy, sum sê, quả sai lại lớn.... Ảnh: Văn bia trong nhà bia.
Trước năm 1802, hàng năm, đích thân chúa Nguyễn Phúc Ánh đến Văn miếu Trấn Biên để hành lễ hai lần vào mùa xuân và mùa thu. Từ khi chúa Nguyễn lên ngôi ở Huế thì quan tổng trấn thành Gia Định thay mặt vua, cùng với trấn quan Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ... Ảnh: Khuê Văn Các .
Trước kia, bên cạnh Văn miếu Trấn Biên còn có Tỉnh học (trường học tỉnh Biên Hòa), có vai trò tương tự như Quốc tử giám. Đời vua Minh Mạng trường này dời về thôn Tân Lại (nay thuộc phường Hòa Bình, Biên Hòa). Ảnh: Hồ Tịnh Quang.
Như vậy, ngoài vai trò vai trò thờ phụng, Văn miếu Trấn Biên còn đóng vai trò như một trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh Biên Hòa xưa và của cả Nam Bộ trước khi Văn miếu Gia Định ra đời vào năm 1824. Ảnh: Đại Thành Môn - cổng dẫn vào nhà thờ chính.
Vào thời Nguyễn, Văn miếu Trấn Biên có hai lần được trùng tu lớn, lần thứ nhất vào năm 1794, lần thứ hai vào năm 1852. Sau khi hoàn thành trung tu, Văn miếu có quy mô lớn và khang trang hơn trước. Ảnh: Nhà bia thờ Khổng Tử trước nhà thờ chính.
Sử sách ghi lại, khi đó Văn miếu Biên Hòa có "chính đường và tiền đường đều 5 gian, lại dựng thêm 2 dãy tả vu và hữu vu, mỗi dãy 5 gian, đền Khải Thánh, chính đường và tiền đường đều 3 gian, một tòa cửa giữa 3 gian, một tòa cửa trước 1 gian, một tòa kho đồ thờ 3 gian, một tòa Khuê Văn các 2 tầng, ba gian hai chái; phía trước"... Ảnh: Nhà thờ chính của Văn miếu Trấn Biên.
Vào năm 1861, khi thực dân Pháp xâm lược miền Đông Nam Bộ và đánh chiếm Biên Hòa, chúng đã cho phá hủy Văn miếu Trấn Biên nhằm thực hiện chính sách ngu dân và thống trị lâu dài. Ảnh: Toàn cảnh khu thờ chính.
Vào năm 1998, Văn miếu Trấn Biên được khởi công khôi phục lại trên nền Văn miếu cũ với số tiền đầu tư gần 20 tỷ đồng. Ảnh: Chi tiết kiến trúc trên nhà thờ chính.
Công trình được khánh thành giai đoạn 1 vào ngày mùng 3 Tết Nhâm Ngọ (14/2/2002). Sau đó, trong dịp kỷ niệm 290 năm Văn miếu Trấn Biên (1715 - 2005), giai đoạn 2 của công trình tiếp tục được hoàn thành để Văn miếu có diện mạo như hiện tại. Ảnh: Nhà hữu vu và Khuê Văn Các soi bóng xuống hồ Tịnh Quang hình vuông - tượng trưng cho đất.
Ngày nay, Văn miếu Trấn Biên là điểm đến không thể bỏ qua của du khách mỗi khi tới thăm thành phố Biên Hòa. Ảnh: Ô cửa tròn trên Khuê Văn Các tượng trưng cho bầu trời.