Nằm ở địa phận thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, Văn miếu Xích Đằng hay còn gọi là Văn miếu Hưng Yên là một di tích quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến.Căn cứ vào khánh, chuông còn lại ở văn miếu.Văn miếu Xích Đằng xưa kia là văn miếu của trấn Sơn Nam, được xây dựng từ thế kỷ 17 trên nền của chùa làng Xích Đằng. Theo thói quen của người dân, tên gọi của ngôi làng dần dần được sử dụng cho tòa văn miếu này.Năm 1831, khi tỉnh Hưng Yên được thành lập thì Văn miếu Xích Đằng trở thành một văn miếu thuộc hàng tỉnh của triều Nguyễn. Công trình được trùng tu, tôn tạo lớn vào năm 1839, thời vua Minh Mạng.Về kiến trúc, Văn miếu Xích Đằng quay về hướng Nam, nghi môn được xây dựng đồ sộ, bề thế, mang dáng dấp cổng Văn miếu Hà Nội. Sau cổng có sân rộng, ở giữa sân là đường thập đạo, hai bên sân có lầu chuông và lầu khánh cùng 2 dãy tả vu, hữu vu. Hai dãy này hiện nay được dùng để trưng bày các hình ảnh và hiện vật liên quan đến giáo dục của tỉnh Hưng Yên.Khu nội tự có kết cấu kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm các gian tiền tế, trung từ và hậu cung, kiến trúc giống nhau, được làm theo kiểu vì kèo trụ trốn. Hệ thống mái của các tòa được làm liên hoàn kiểu "Trùng thiềm điệp ốc".Toàn bộ khu nội tự Văn miếu toát lên sự lộng lẫy bởi hệ thống đại tự, câu đối, cửa võng và hệ thống kèo cột đều được sơn thếp phủ hoàn kim.Hiện tại Văn miếu đang thờ Khổng Tử, người được suy tôn là "Vạn thế sư biểu", và các chư hiền của Nho gia. Cùng thờ với Khổng Tử là Chu Văn An, người thầy giáo, người hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quốc Tử Giám.Hiện vật còn lại của Văn miếu hiện nay là 9 tấm bia đá, trong đó 8 bia được lập năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), một bia được lập năm Bảo Đại thứ 18 (1943) ghi danh các nhà khoa bảng Hưng Yên.Có 138 vị đỗ đại khoa được ghi khắc vào bia từ thời Trần đến năm 1919 - khoa thi cuối cùng khoa cử nho học, trong đó có 21 vị nay thuộc địa phận tỉnh Thái Bình (phủ Tiên Hưng trước kia thuộc Hưng Yên, nay thuộc Thái Bình).Sau 4 thế kỷ tồn tại, Văn miếu Xích Đằng đã trở thành biểu tượng cho nền học vấn đáng tự hào của người dân Phố Hiến.
Nằm ở địa phận thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, Văn miếu Xích Đằng hay còn gọi là Văn miếu Hưng Yên là một di tích quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến.
Căn cứ vào khánh, chuông còn lại ở văn miếu.Văn miếu Xích Đằng xưa kia là văn miếu của trấn Sơn Nam, được xây dựng từ thế kỷ 17 trên nền của chùa làng Xích Đằng. Theo thói quen của người dân, tên gọi của ngôi làng dần dần được sử dụng cho tòa văn miếu này.
Năm 1831, khi tỉnh Hưng Yên được thành lập thì Văn miếu Xích Đằng trở thành một văn miếu thuộc hàng tỉnh của triều Nguyễn. Công trình được trùng tu, tôn tạo lớn vào năm 1839, thời vua Minh Mạng.
Về kiến trúc, Văn miếu Xích Đằng quay về hướng Nam, nghi môn được xây dựng đồ sộ, bề thế, mang dáng dấp cổng Văn miếu Hà Nội. Sau cổng có sân rộng, ở giữa sân là đường thập đạo, hai bên sân có lầu chuông và lầu khánh cùng 2 dãy tả vu, hữu vu. Hai dãy này hiện nay được dùng để trưng bày các hình ảnh và hiện vật liên quan đến giáo dục của tỉnh Hưng Yên.
Khu nội tự có kết cấu kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm các gian tiền tế, trung từ và hậu cung, kiến trúc giống nhau, được làm theo kiểu vì kèo trụ trốn. Hệ thống mái của các tòa được làm liên hoàn kiểu "Trùng thiềm điệp ốc".
Toàn bộ khu nội tự Văn miếu toát lên sự lộng lẫy bởi hệ thống đại tự, câu đối, cửa võng và hệ thống kèo cột đều được sơn thếp phủ hoàn kim.
Hiện tại Văn miếu đang thờ Khổng Tử, người được suy tôn là "Vạn thế sư biểu", và các chư hiền của Nho gia. Cùng thờ với Khổng Tử là Chu Văn An, người thầy giáo, người hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quốc Tử Giám.
Hiện vật còn lại của Văn miếu hiện nay là 9 tấm bia đá, trong đó 8 bia được lập năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), một bia được lập năm Bảo Đại thứ 18 (1943) ghi danh các nhà khoa bảng Hưng Yên.
Có 138 vị đỗ đại khoa được ghi khắc vào bia từ thời Trần đến năm 1919 - khoa thi cuối cùng khoa cử nho học, trong đó có 21 vị nay thuộc địa phận tỉnh Thái Bình (phủ Tiên Hưng trước kia thuộc Hưng Yên, nay thuộc Thái Bình).
Sau 4 thế kỷ tồn tại, Văn miếu Xích Đằng đã trở thành biểu tượng cho nền học vấn đáng tự hào của người dân Phố Hiến.