Theo NASA, siêu trăng thế kỷ trong gần 70 năm qua xuất hiện ngày 14/11 là lần mặt trăng ở gần Trái Đất nhất từ tháng 1/1948. Để chiêm ngưỡng hiện tượng này một lần nữa, chúng ta sẽ phải chờ đến ngày 25/11/2034. Ảnh: Matt Cardy/Getty Images.Theo các chuyên gia, siêu trăng ngày 14/11 sẽ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn thông thường. Ảnh: News Report Center.Mặt trăng là một trong những bí ẩn mà con người đang cố gắng giải mã. Một số giả thuyết cho rằng, hiện tượng trăng tròn khiến con người biến thành chó sói hay phát điên, thậm chí là nguyên nhân gây ra động kinh, sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Ảnh: Reuters.Trong suốt nhiều năm qua, các chuyên gia, nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra mối liên hệ giữa mặt trăng với các hành vi có tính bất thường của con người. Ảnh: iStock.ĐH California ở Mỹ phát hiện ra rằng, có sự tác động giữa ánh sáng từ mặt trăng tới sức khỏe con người. Họ đưa ra giải thích là: Những ngày trăng tròn, ánh sáng của ánh trăng đã tác động đến giấc ngủ của con người. Nó gây tình trạng thiếu ngủ trong suốt thời gian có trăng. Hậu quả là nó tác động không nhỏ đến hệ thần kinh, dẫn đến những thái độ và hành động bất thường. Ảnh: Flickr.Các chuyên gia còn đưa ra lời giải thích về tác động giữa ánh sáng từ mặt trăng tới sức khỏe con người dựa trên lý thuyết của khoa học về sự ảnh hưởng từ sức hút mặt trăng đối với chất lỏng trên trái đất. Ảnh: Getty.Đây là lý thuyết được dùng để giải thích cho hiện tượng thủy triều thường lên cao vào những đêm trăng. Theo lý thuyết này, sức hút từ mặt trăng ít nhiều đã tác động đến hệ thần kinh của con người (cụ thể là chất dịch trong một phần của não - hypothalamus - phần não kiểm soát thái độ và hành vi) và gây ra các cảm giác rất khó chịu cũng như sự thay đổi về nhiệt độ và giấc ngủ. Ảnh: Getty.Tuy nhiên, một số kết quả nghiên cứu cho thấy mặt trăng không có tác động xấu đến sức khỏe con người. Cho đến nay, nhiều giả thuyết đã được đưa ra xung quanh các hiện tượng bất thường xảy ra vào những đêm trăng tròn nhưng đều chưa đưa ra được lý giải khoa học nhất để chứng minh. Ảnh: Reuters.
Theo NASA, siêu trăng thế kỷ trong gần 70 năm qua xuất hiện ngày 14/11 là lần mặt trăng ở gần Trái Đất nhất từ tháng 1/1948. Để chiêm ngưỡng hiện tượng này một lần nữa, chúng ta sẽ phải chờ đến ngày 25/11/2034. Ảnh: Matt Cardy/Getty Images.
Theo các chuyên gia, siêu trăng ngày 14/11 sẽ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn thông thường. Ảnh: News Report Center.
Mặt trăng là một trong những bí ẩn mà con người đang cố gắng giải mã. Một số giả thuyết cho rằng, hiện tượng trăng tròn khiến con người biến thành chó sói hay phát điên, thậm chí là nguyên nhân gây ra động kinh, sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Ảnh: Reuters.
Trong suốt nhiều năm qua, các chuyên gia, nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra mối liên hệ giữa mặt trăng với các hành vi có tính bất thường của con người. Ảnh: iStock.
ĐH California ở Mỹ phát hiện ra rằng, có sự tác động giữa ánh sáng từ mặt trăng tới sức khỏe con người. Họ đưa ra giải thích là: Những ngày trăng tròn, ánh sáng của ánh trăng đã tác động đến giấc ngủ của con người. Nó gây tình trạng thiếu ngủ trong suốt thời gian có trăng. Hậu quả là nó tác động không nhỏ đến hệ thần kinh, dẫn đến những thái độ và hành động bất thường. Ảnh: Flickr.
Các chuyên gia còn đưa ra lời giải thích về tác động giữa ánh sáng từ mặt trăng tới sức khỏe con người dựa trên lý thuyết của khoa học về sự ảnh hưởng từ sức hút mặt trăng đối với chất lỏng trên trái đất. Ảnh: Getty.
Đây là lý thuyết được dùng để giải thích cho hiện tượng thủy triều thường lên cao vào những đêm trăng. Theo lý thuyết này, sức hút từ mặt trăng ít nhiều đã tác động đến hệ thần kinh của con người (cụ thể là chất dịch trong một phần của não - hypothalamus - phần não kiểm soát thái độ và hành vi) và gây ra các cảm giác rất khó chịu cũng như sự thay đổi về nhiệt độ và giấc ngủ. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên, một số kết quả nghiên cứu cho thấy mặt trăng không có tác động xấu đến sức khỏe con người. Cho đến nay, nhiều giả thuyết đã được đưa ra xung quanh các hiện tượng bất thường xảy ra vào những đêm trăng tròn nhưng đều chưa đưa ra được lý giải khoa học nhất để chứng minh. Ảnh: Reuters.