Ý nghĩa, nguồn gốc Tết Đoan Ngọ:
Tết Đoan Ngọ tức ngày 5 tháng Năm Âm lịch, trong truyền thống người Việt là ngày lễ đặc biệt quan trọng. Ngày 5 tháng Năm gọi là Đoan Ngọ. Vì chữ “Đoan” có nghĩa là chính, là thẳng, là mở đầu. Có khi gọi là Đoan Ngũ vì có hai số 5. Người ta còn gọi là Đoan Dương hoặc Trùng Ngũ, vì số 5 thuộc dương.
|
Mâm lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ. |
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết Giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hoá phong phú. Không riêng gì Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Từ đó cho thấy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.
Ở Đông Nam Á, thời tiết vào dịp mồng 5 tháng Năm thường rất nóng. Đây là thời điểm khí hậu nóng, côn trùng và sâu bọ sinh nở nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt. Có lẽ vì sự kiện này mà người ta gọi Tết Đoan Ngọ là “ngày giết sâu bọ”.
Vào ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam, tại nhiều nơi người ta phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị giết chết hết.
Lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ:
Ngày Tết Đoan Ngọ đến vào sau vụ mùa. Lúa nếp, bắp đậu và kê khá dồi dào, nông dân nghỉ ngơi lấy sức. Vì thế mà mâm lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ cũng khá phong phú
Đồ cúng Tết Đoan Ngọ cần có:
– Hương, hoa, vàng mã.
– Nước.
– Rượu nếp.
– Các loại hoa quả:
+ Mận
+ Hồng xiêm
+ Dưa hấu
+ Vải
+ Chuối
+ Xôi, chè
+ Bánh ú tro
Văn khấn cúng ngày Tết Đoan Ngọ:
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn thần.– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ).
Tín chủ chúng con là:………………….Tuổi:………………Ngụ tại:……………………………………………………………..
Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.