Trong khuôn viên đền thờ Tây Sơn tam kiệt ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định có một chiếc giếng cổ đặc biệt gắn với lịch sử của triều đại Tây Sơn.Cùng với một cây me cổ thụ, chiếc giếng này là di vật trong vườn nhà của ông Hồ Phi Phúc, cha của ba anh em nhà Tây Sơn. Tương truyền, sau khi ông Hồ Phi Phúc từ quê vợ sang định cư tại làng Kiên Mỹ thì có trồng cây me và đào một giếng nước trong sân nhà.Giếng nước ngày xưa được ghép bằng đá ong, không có vữa hồ, không có thành giếng, sâu khoảng 8m, đường kính gần 1m. Sau này giếng mới được xây thêm thành giếng và hàng rào bảo vệ.Qua nhiều thế hệ, người dân trong vùng vẫn lưu truyền những câu chuyện về tuổi thơ của ba anh em nhà Tây Sơn gắn với giếng nước, với cây me trước sân nhà. Suốt thuở thiếu thời, ngày ngày anh em Tây Sơn tam kiệt luyện võ dưới gốc me, khi mệt thì ngồi quanh giếng nước nghỉ ngơi.Sau khi dấy nghĩa, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã chủ trì nhiều cuộc luận bàn chuyện quốc sự cùng văn thần võ tướng quanh cây me, giếng nước. Vì vậy, đây là những chứng tích gắn liền với sự nghiệp của nhà Tây Sơn.Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, vua Gia Long đã tìm cách xóa sổ tất cả những gì liên quan đến dòng họ và vương triều Tây Sơn. Tuy nhiên, cây me và giếng nước trong vườn nhà ông Hồ Phi Phúc vẫn được người dân bảo vệ.Để thể hiện lòng biết ơn với nhà Tây Sơn, vào năm 1823, người dân làng Kiên Mỹ đã xây dựng ngôi đình làng trên nền nhà cũ của ông Hồ Phi Phúc để bí mật thờ ba anh em nhà Tây Sơn. Sau này công trình được xây lại và trở thành đền thờ Tây Sơn tam kiệt.Xưa kia, giếng nước trong sân nhà Tây Sơn tam kiệt là giếng nước chính của làng Kiên Mỹ nên người dân gọi đó là giếng làng. Sau này, làng có thêm nhiều giếng mới nhưng nhiều người vẫn thích dùng nước giếng làng vì nước rất mát và ngon.Do được thờ phụng từ lâu đời, người dân tin rằng nước giếng rất thiêng, có khả năng trị được bệnh tật và đem lại may mắn cho người uống.Qua nhiều thế kỷ, dù thời tiết nắng hạn hay mưa bão, nước giếng lúc nào cũng trong vắt, mát ngọt. Có những năm nắng hạn, các giếng trong làng Kiên Mỹ đều khô cạn thì giếng trong đền thờ vẫn còn nước.Không chỉ có người dân địa phương, du khách đến Bảo tàng Quang Trung sau khi dâng hương tại điện thờ thường ra giếng nước múc nước rửa mặt và uống với niềm tin sẽ tránh được bệnh tật và nhận được may mắn.Thậm chí, có người còn mang theo chai lọ khấn xin rồi múc nước đem về cho người thân trong gia đình cùng uống...Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Trong khuôn viên đền thờ Tây Sơn tam kiệt ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định có một chiếc giếng cổ đặc biệt gắn với lịch sử của triều đại Tây Sơn.
Cùng với một cây me cổ thụ, chiếc giếng này là di vật trong vườn nhà của ông Hồ Phi Phúc, cha của ba anh em nhà Tây Sơn. Tương truyền, sau khi ông Hồ Phi Phúc từ quê vợ sang định cư tại làng Kiên Mỹ thì có trồng cây me và đào một giếng nước trong sân nhà.
Giếng nước ngày xưa được ghép bằng đá ong, không có vữa hồ, không có thành giếng, sâu khoảng 8m, đường kính gần 1m. Sau này giếng mới được xây thêm thành giếng và hàng rào bảo vệ.
Qua nhiều thế hệ, người dân trong vùng vẫn lưu truyền những câu chuyện về tuổi thơ của ba anh em nhà Tây Sơn gắn với giếng nước, với cây me trước sân nhà. Suốt thuở thiếu thời, ngày ngày anh em Tây Sơn tam kiệt luyện võ dưới gốc me, khi mệt thì ngồi quanh giếng nước nghỉ ngơi.
Sau khi dấy nghĩa, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã chủ trì nhiều cuộc luận bàn chuyện quốc sự cùng văn thần võ tướng quanh cây me, giếng nước. Vì vậy, đây là những chứng tích gắn liền với sự nghiệp của nhà Tây Sơn.
Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, vua Gia Long đã tìm cách xóa sổ tất cả những gì liên quan đến dòng họ và vương triều Tây Sơn. Tuy nhiên, cây me và giếng nước trong vườn nhà ông Hồ Phi Phúc vẫn được người dân bảo vệ.
Để thể hiện lòng biết ơn với nhà Tây Sơn, vào năm 1823, người dân làng Kiên Mỹ đã xây dựng ngôi đình làng trên nền nhà cũ của ông Hồ Phi Phúc để bí mật thờ ba anh em nhà Tây Sơn. Sau này công trình được xây lại và trở thành đền thờ Tây Sơn tam kiệt.
Xưa kia, giếng nước trong sân nhà Tây Sơn tam kiệt là giếng nước chính của làng Kiên Mỹ nên người dân gọi đó là giếng làng. Sau này, làng có thêm nhiều giếng mới nhưng nhiều người vẫn thích dùng nước giếng làng vì nước rất mát và ngon.
Do được thờ phụng từ lâu đời, người dân tin rằng nước giếng rất thiêng, có khả năng trị được bệnh tật và đem lại may mắn cho người uống.
Qua nhiều thế kỷ, dù thời tiết nắng hạn hay mưa bão, nước giếng lúc nào cũng trong vắt, mát ngọt. Có những năm nắng hạn, các giếng trong làng Kiên Mỹ đều khô cạn thì giếng trong đền thờ vẫn còn nước.
Không chỉ có người dân địa phương, du khách đến Bảo tàng Quang Trung sau khi dâng hương tại điện thờ thường ra giếng nước múc nước rửa mặt và uống với niềm tin sẽ tránh được bệnh tật và nhận được may mắn.
Thậm chí, có người còn mang theo chai lọ khấn xin rồi múc nước đem về cho người thân trong gia đình cùng uống...
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.