Ngày kỵ có liên quan đến sự chuyển động của mặt trăng, sự chuyển động của trái đất xoay quanh mặt trời và sự thay đổi của thiên khí trong vũ trụ. Con người vô cùng bé nhỏ truớc vũ trụ, mọi sự thay đổi của thiên thể đều sẽ gây ra sự ảnh hưởng đối với con người.
Theo truyền thống, tháng 5 âm lịch được gọi là "Độc nguyệt" hay còn gọi là "Lưu nguyệt". Đây là khoảng thời gian trời đất giao hòa, nếu con người phạm phải một số điều cấm kỵ dễ tổn thương nguyên khí.
|
Ngũ độc thường xuất hiện khắp nơi trong ngày tết Đoan Ngọ. |
Trong tháng 5 âm lịch có 9 ngày được gọi là "Cửu độc nhật" trong đó bắt đầu từ tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ còn gọi là "Trùng Ngọ", trong ngày này sẽ có ngũ độc (Bò cạp, rắn, rết, thạch sùng và cóc) xuất hiện rất nhiều, vì thế dân gian còn có tục diệt sâu bọ trong ngày này.
"Cửu độc nhật" bao gồm mùng 5, mùng 6, mùng 7, ngày 15, 16, 17, 25,26, 27 tháng 5 âm lịch. Đây còn gọi là “Thiên địa giao thái cửu độc nhật" ( tức là ngày Trời đất giao hòa).
|
Ảnh minh họa lễ cúng tết Đoan Ngọ. |
Theo vị lý học, trong những ngày này sẽ là thời khắc Âm Dương giao tranh, sinh tử phân biệt, thần minh giáng sinh minh giám, nếu làm việc cấm kỵ sẽ mạo phạm, gây tổn thương nghiêm trọng đến nguyên khí của con người.
Chính vì thế trong những ngày này cần hết sức thận trọng, tránh sát sinh, nên ăn thanh đạm, giảm bớt vị chua tăng vị đắng để bổ gan bổ thận, nên tĩnh duỡng nghỉ ngơi, cân bằng tâm khí để hòa hợp với tự nhiên, và quan trọng nhất phải nhớ muốn sống lâu, không hao tổn tinh khí, cần phải hạn chế sắc dục, tránh không đuợc quan hệ tình dục trong những ngày kỵ để tránh mạo phạm.